Vất vả tái định cư tại khu kinh tế Dung Quất | ảnh 1
Khu TĐC Đồng Lớn không người ở, cơ sở hạ tầng bỏ hoang.

Đến khu tái định cư (TĐC) Đồng Lớn (thôn Vĩnh Sơn, xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh), hiện rất nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang, tốc mái trơ trọi giữa đồi. Đường dân cư ở khu TĐC gập ghềnh sỏi đá. Trường Vĩnh Sơn với hơn chục phòng học đóng im ỉm, tường loang lổ, xung quanh cỏ dại mọc um tùm. Không xa đó, trạm y tế cũng bỏ hoang phế, bị hư hỏng nặng. Khu TĐC này dành cho người dân các xã Bình Đông, Bình Thuận (huyện Bình Sơn) nhường đất xây dựng các công trình ở KKT Dung Quất. Nhưng vào đây chục năm qua, khu TĐC nằm giữa đồi núi đá, không đất sản xuất, cằn cỗi nên người dân dần bỏ đi.

 

Tái định cư phải tốt hơn

Nói về kế hoạch sắp đến trong việc mở rộng KKT Dung Quất, ông Cao Khoa cho biết: tỉnh sẽ luôn nỗ lực để hài hòa ba lợi ích, gồm của Nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt coi trọng lợi ích người dân. Công tác bồi thường phải nghiên cứu, điều tra kỹ lưỡng, áp giá đền bù đúng chính sách, công khai, dân chủ, cho mọi người dân đồng thuận. Đặc biệt quan tâm công tác TĐC, kết hợp chặt chẽ tái định canh, định cư cho người dân, giải quyết việc làm, để khi TĐC người dân có việc làm mới tốt hơn, thu nhập cao hơn”.

Ông Nguyễn Phê, đội 9, thôn Vĩnh Sơn, bức xúc: “Nơi TĐC cho dân làm giữa đồi núi thì lấy gì người dân làm ăn, sinh sống. Vào đây không có kế sinh nhai nên họ đành bỏ đi”.

Tại khu TĐC thôn Đông Thuận (xã Bình Đông) cũng chỉ loe hoe vài mái nhà. Nhiều công trình thiết yếu như trạm y tế, trường học không người sử dụng bị bỏ hoang, xuống cấp. Trong khi đó, xóm Động, xã Bình Thuận nằm trong khu vực đã giải tỏa nhưng vẫn còn những nóc nhà lụp xụp của người dân. Ông Lê Quang Sơn, chủ tịch UBND xã Bình Thuận, nhìn nhận đa số người dân xóm Động là những người nghèo, chỉ quen với nghề biển, về nơi TĐC họ không việc làm nên một số người đã quay về nơi cũ sống tạm bợ để mưu sinh.

Để TĐC cho các hộ dân di dời, nhường đất cho các dự án ở KKT Dung Quất, trong hơn 10 năm qua đã có 18 khu TĐC được xây dựng với hơn 2.000 hộ dân vào ở. Ông Cao Khoa - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - nhìn nhận trước đây khi tổ chức TĐC, chính quyền chưa tính toán đầy đủ đến việc tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi ngành nghề, do vậy tại nhiều khu TĐC hiện nay đời sống người dân đang gặp trở ngại. Theo khảo sát của ban quản lý KKT Dung Quất, nhu cầu việc làm của người dân trên địa bàn KKT hiện còn rất lớn, có 4.576 người cần giải quyết việc làm, 5.253 người cần được đào tạo nghề và 872 người đang có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề.

Ông Cao Khoa cho biết hiện tỉnh đang xây dựng đề án chuyển đổi nghề cho người dân, từ kinh tế nông nghiệp (bởi đất sản xuất còn rất ít) sang lĩnh vực dịch vụ. Trước mắt, đối với những gia đình có con em trong độ tuổi lao động sẽ được ưu tiên nhận vào làm trong các nhà máy để góp phần giải quyết đời sống người dân. “Quá trình giải quyết cần phải có thời gian, mong người dân thông cảm và chia sẻ với chính quyền trong sự chậm trễ giải quyết công việc của họ” - ông Khoa bày tỏ.


(Theo TTO)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME