Điểm nhìn trong không gian nội thất
Hiếm có không gian nội thất nào mà chỗ ngồi không đi kèm với góc nhìn, điểm nhìn, mảng trang trí. Hay nói cách khác, trước khi "bắc ghế ngồi" thì câu hỏi kèm theo luôn là ngồi để làm gì?
Không ai giữa đời sống bình thường mà lại ngồi “diện bích” theo kiểu Lệnh Hồ Xung quay mặt vào vách đá để sám hối cả. Ngồi ăn, ngồi tiếp khách, ngồi trò chuyện thư giãn, hay ngồi suy tư một mình thì luôn cần đến hai điểm cơ bản: điểm tựa và điểm ngắm. Những chiếc ghế đã lo phần an tọa, còn tranh ảnh, hay nói chung là hệ thống hình ảnh trong nhà thường hay được giao phó trọng trách chăm sóc điểm ngắm. Trong đó tranh ảnh vừa giữ vai trò trang trí, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần thông qua thị giác, một vấn đề mà giới thiết kế và cung cấp sản phẩm nội thất luôn quan tâm.
Để chọn được tranh ảnh phù hợp cho nhu cầu ngồi và ngắm của mình, có lẽ gia chủ cần xem xét nhiều mặt các đặc tính của tranh ảnh xét theo các tiêu chí sau:
Tính quan hệ: Tranh ảnh phải có quan hệ về nội dung cũng như hình thức với gia chủ. Ảnh người, phong cảnh nơi chốn, những thành tích học tập, làm việc… được lồng khung trang trọng sẽ nhắc nhở quá khứ tốt đẹp và niềm tin vào tương lai. Một bức tranh đắt tiền nhưng không dính dáng gì đến gia chủ thì nên xem xét lại vị trí của nó nằm ở đâu. Không gian đối ngoại thường hợp với hình ảnh mang tính đại chúng, tổng quát, vui tươi… Không gian đối nội như phòng ăn, sinh hoạt, học tập thì hợp hơn với tranh ảnh riêng tư. Các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh thì khá thoải mái, bởi là những chỗ “chỉ có ta với mình” nên có thể dùng hình ảnh độc đáo, đặc biệt hoặc chỉ riêng gia chủ biết và thích.
Tính đồng bộ: Cho dù gia chủ có mấy chục bức tranh đẹp thì cũng vẫn phải chọn lựa những bức nào phù hợp và đồng bộ với nội thất để định vị phong cách và tạo ấn tượng riêng biệt. Hoặc nếu hai chiếc bình cổ có cặp có đôi sẽ là vừa đủ trong phòng khách kiểu cổ điển thì những bình gốm sứ khác dù đắt tiền và tinh xảo nhưng quá đối chọi với nội thất cũng sẽ chỉ mang tính điểm xuyết hoặc sử dụng vào những dịp đặc biệt như lễ tết mà thôi.
Tính thời gian: Thời gian và không gian luôn đi cùng nhau trong nơi cư trú như là quy luật tất yếu. Do đó nếu ta bố trí thì một tấm lịch đẹp, một chiếc đồng hồ mỹ thuật và sáng sủa vẫn dễ sử dụng hơn là căn phòng làm việc treo tranh dày đặc như phòng tranh. Dĩ nhiên hình ảnh ngũ hổ sẽ hợp với năm dần hơn là hình một linh vật nào khác. Và khi sang năm rồng thì có lẽ cũng nên tìm kiếm tranh ảnh liên quan đến rồng để thay đổi cho phù hợp nếu như gia chủ là người quan tâm đến yếu tố biểu tượng, tâm linh và thích kiểu “mùa nào thức nấy”.
Tính hoà hợp: Hoà hợp về sở thích riêng tư và hoà hợp về tâm lý sử dụng là hai yếu tố quan trọng để gia chủ cảm thấy ưa thích hay không một tấm tranh hay bức tượng nào đó. Có thể dễ dàng biết mình thiên về xu hướng nào (cổ điển, hiện đại…) mà chọn tranh ảnh phù hợp. Cũng có thể dễ dàng rà soát lại xem từ trước đến giờ mình gặp may mắn khi mặc chiếc áo màu nào, tấm ảnh nào của mình ưng ý nhất để mà “tốt khoe xấu che”.
Tính linh hoạt: Cho dù đã chọn lựa và trưng bày được những tranh ảnh đồ vật yêu thích, thì vẫn cần lưu ý về sự thay đổi trong tương lai, cố gắng giữ lại những khoảng trống dự phòng và có sự linh hoạt sắp xếp để tránh nhàm chán. Việc treo tranh ảnh có điểm nhấn chính là giúp nội thất tăng thêm sinh khí, sao cho mỗi khi về nhà, nhìn ngắm tranh ảnh luôn giúp chủ nhân thấy tự tin và thú vị với những hình ảnh có được.
Nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên, góc nhìn, đồ nội thất chung quanh… góp phần quyết định loại tranh treo cho không gian phòng khách hay sinh hoạt gia đình Ảnh: Zhivago |
Để chọn được tranh ảnh phù hợp cho nhu cầu ngồi và ngắm của mình, có lẽ gia chủ cần xem xét nhiều mặt các đặc tính của tranh ảnh xét theo các tiêu chí sau:
Tính quan hệ: Tranh ảnh phải có quan hệ về nội dung cũng như hình thức với gia chủ. Ảnh người, phong cảnh nơi chốn, những thành tích học tập, làm việc… được lồng khung trang trọng sẽ nhắc nhở quá khứ tốt đẹp và niềm tin vào tương lai. Một bức tranh đắt tiền nhưng không dính dáng gì đến gia chủ thì nên xem xét lại vị trí của nó nằm ở đâu. Không gian đối ngoại thường hợp với hình ảnh mang tính đại chúng, tổng quát, vui tươi… Không gian đối nội như phòng ăn, sinh hoạt, học tập thì hợp hơn với tranh ảnh riêng tư. Các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh thì khá thoải mái, bởi là những chỗ “chỉ có ta với mình” nên có thể dùng hình ảnh độc đáo, đặc biệt hoặc chỉ riêng gia chủ biết và thích.
Nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên, góc nhìn, đồ nội thất chung quanh… góp phần quyết định loại tranh treo cho không gian phòng khách hay sinh hoạt gia đình Ảnh: Zhivago | Trong những góc riêng tư như phòng vệ sinh vẫn có chỗ cho một bức ảnh nghiêm chỉnh hoặc tranh khoả thân, tuỳ theo gu riêng của gia chủ. |
Tính đồng bộ: Cho dù gia chủ có mấy chục bức tranh đẹp thì cũng vẫn phải chọn lựa những bức nào phù hợp và đồng bộ với nội thất để định vị phong cách và tạo ấn tượng riêng biệt. Hoặc nếu hai chiếc bình cổ có cặp có đôi sẽ là vừa đủ trong phòng khách kiểu cổ điển thì những bình gốm sứ khác dù đắt tiền và tinh xảo nhưng quá đối chọi với nội thất cũng sẽ chỉ mang tính điểm xuyết hoặc sử dụng vào những dịp đặc biệt như lễ tết mà thôi.
Tính thời gian: Thời gian và không gian luôn đi cùng nhau trong nơi cư trú như là quy luật tất yếu. Do đó nếu ta bố trí thì một tấm lịch đẹp, một chiếc đồng hồ mỹ thuật và sáng sủa vẫn dễ sử dụng hơn là căn phòng làm việc treo tranh dày đặc như phòng tranh. Dĩ nhiên hình ảnh ngũ hổ sẽ hợp với năm dần hơn là hình một linh vật nào khác. Và khi sang năm rồng thì có lẽ cũng nên tìm kiếm tranh ảnh liên quan đến rồng để thay đổi cho phù hợp nếu như gia chủ là người quan tâm đến yếu tố biểu tượng, tâm linh và thích kiểu “mùa nào thức nấy”.
Tính hoà hợp: Hoà hợp về sở thích riêng tư và hoà hợp về tâm lý sử dụng là hai yếu tố quan trọng để gia chủ cảm thấy ưa thích hay không một tấm tranh hay bức tượng nào đó. Có thể dễ dàng biết mình thiên về xu hướng nào (cổ điển, hiện đại…) mà chọn tranh ảnh phù hợp. Cũng có thể dễ dàng rà soát lại xem từ trước đến giờ mình gặp may mắn khi mặc chiếc áo màu nào, tấm ảnh nào của mình ưng ý nhất để mà “tốt khoe xấu che”.
Tính linh hoạt: Cho dù đã chọn lựa và trưng bày được những tranh ảnh đồ vật yêu thích, thì vẫn cần lưu ý về sự thay đổi trong tương lai, cố gắng giữ lại những khoảng trống dự phòng và có sự linh hoạt sắp xếp để tránh nhàm chán. Việc treo tranh ảnh có điểm nhấn chính là giúp nội thất tăng thêm sinh khí, sao cho mỗi khi về nhà, nhìn ngắm tranh ảnh luôn giúp chủ nhân thấy tự tin và thú vị với những hình ảnh có được.
KTS Thái Hoàng Dưỡng
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet