Đầu tư vào BĐS nước ngoài của Châu Á đạt 40 tỷ USD
Theo báo cáo về tình hình đầu tư ra nước ngoài của Châu Á trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) năm 2014 của CBRE Châu Á đã có một năm ấn tượng khi đạt mức 40 tỉ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2013.
Các tập đoàn bảo hiểm đến từ Trung Quốc, Đài Loan và các công ty BĐS Trung Quốc đang tăng cường triển khai vốn đầu tư BĐS là các hình thức đầu tư mới nổi của năm 2014.
Chiến lược đầu tư đã có sự thay đổi khi các nhà đầu tư muốn rời bỏ các thị trường vốn là cửa ngõ truyền thống. Năm 2013, có tới 60% vốn đầu tư ra nước ngoài tập trung vào 5 điểm đến đầu tư toàn cầu, thế nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 39% trong năm 2014. Đối tượng được hưởng lợi của xu hướng này trong năm 2014 bao gồm Paris ở châu Âu và Los Angeles, San Francisco và Washington ở Mỹ.
Trong khi đó, các nhà đầu tư BĐS xuyên quốc gia ở khu vực châu Á cũng bắt đầu đa dạng hóa các hạng mức đầu tư, đầu tư nhiều hơn vào phân khúc khách sạn và khu công nghiệp, trong khi văn phòng vẫn chiếm ưu thế đầu tư.
Châu Á có sự bứt phá ngoạn mục khi đạt 40 tỉ USD đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực BĐS. Ảnh minh họa
Báo cáo của CBRE cũng ghi nhận, dòng vốn đầu tư châu Á vẫn tiếp tục chảy mạnh vào các thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Phi, lên đến 13.7 tỉ USD, bằng với con số của năm 2013. Đầu tư châu Á tại các khu vực khác cũng có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể: Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm 2013, khu vực Thái Bình Dương tăng 33%, còn tại châu Á là 58%. Tại châu Á, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc.
Nhận định của Ada Choi, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu CBRE Châu Á:
Đầu tư ra nước ngoài cả năm 2014 của Châu Á vượt mức 2013, đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp khu vực này đạt mức cao kỉ lục. Trong đó, Singapore vẫn trụ hạng ở bảng đầu trong nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài, tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông. Cả ba thị trường này đều thể hiện rõ sự tăng trưởng trong nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài.
Nếu các nhà đầu tư Singapore chọn đầu tư nước ngoài vì sức ép của thị trường trong nước và nhất là sự thiếu hụt các tài sản có thể đầu tư thì tại Trung Quốc, nguyên nhân lại do bị chi phối bởi sự xuất hiện của các nguồn vốn BĐS mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm muốn tìm cách phân bổ nhiều hơn vào thị trường BĐS dưới nhiều quy tắc thoáng hơn.
Thực tế cũng cho chúng ta thấy, các nhà đầu tư BĐS Trung Quốc đang tỏ ra năng động hơn ở các thị trường quốc tế. Không chỉ đầu tư trực tiếp, các quỹ đầu tư châu Á lâu đời từ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang mở rộng mức độ ảnh hưởng của họ thông qua các quỹ gián tiếp và hội giao dịch.
Các nguồn vốn như trên sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng sự các dòng vốn đầu tư mới xuất hiện như các công ty bảo hiểm của Trung Quốc và Đài Loan dự báo sẽ để lại nhiều cột mốc quan trọng trên thị trường BĐS toàn cầu trong thời gian sắp tới.
Nhận định của Marc Giuffrida, Giám đốc Điều hành Thị trường vốn toàn cầu, khu vực châu Á:
2014 là một năm quan trọng trong việc đầu tư BĐS xuyên quốc gia, chúng tôi nhận thấy việc triển khai nguồn vốn giống như là một sự hội tụ của các yếu tố cấu trúc và tính chu kỳ giúp thúc đẩy thêm nhiều nguồn vốn mới đầu tư vào thị trường. Đây cũng sẽ là xu hướng chủ đạo tiếp diễn trong năm nay 2015.
Các công ty bảo hiểm đến từ Trung Quốc và Đài Loan đã bắt đầu nổi bật trong ngành BĐS toàn cầu từ nửa cuối năm ngoái.
Bên cạnh việc xuất hiện các nguồn vốn mới, nhà đầu tư toàn cầu cũng sớm thích nghi với sự thay đổi khi họ đang bắt đầu đổi mới chiến lược ngoài các thành phố cửa ngõ truyền thống.
Trong khi đó, việc mua lại các tài sản thuộc sở hữu của các công ty tiếp tục thu hút đầu tư, đồng thời New York và London vẫn sẽ là điểm đến hàng đầu cho đầu tư. Có lẽ câu chuyện chưa kể của năm 2014 là bước tiến vào các thành phố cửa ngõ thứ cấp như Paris và Los Angeles cũng như khu vực trung tâm Luân Đôn.
Đây sẽ là xu hướng có thể được nhìn thấy rõ nhất trong sự sụt giảm tổng số vốn đầu tư của năm điểm đến toàn cầu trong tổng số vốn đầu tư xuyên biên giới châu Á.
Tương tự, cũng đã có một sự thay đổi trong việc tìm kiếm các loại tài sản của nhà đầu tư châu Á. Nếu phân khúc văn phòng vẫn tiếp tục là loại tài sản được ưa thích, nhất là các nhà đầu tư mới thì lĩnh vực khách sản và tài sản công nghiệp cũng bắt đầu được nhà đầu tư quan tâm.
Các nhà đầu tư cũng bắt đầu nhận ra, việc tìm kiếm các thị trường mới và các loại tài sản sẽ giúp họ có thể bảo đảm năng suất tốt hơn đồng thời họ cũng ít phải đối mặt sự cạnh tranh của các nhà đầu tư khác.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet