Theo JLL, sự cải thiện của thị trường bất động sản toàn cầu là kết quả của những dự báo kinh tế tích cực hơn và tính thanh khoản của bất động sản thương mại cao hơn làm gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư.

Arthur de Haast, CEO của JLL cho biết: “Bất động sản có những tín hiệu tích cực là do nhiều nhà đầu tư mong muốn nắm giữ các khoản thu nhập của mình. Bất động sản thương mại được ưu tiên hơn do có tính thanh khoản cao hơn. Khối lượng đầu tư bất động sản thương mại năm 2013 tăng vượt mức mong đợi chính là do cái nhìn lạc quan của những nhà đầu tư có kinh nghiệm”.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu tốc độ tăng trưởng với mức tăng là 26%, xấp xỉ mức kỷ lục năm 2007, tổng khối lượng đầu tư đạt 124 tỷ USD. Nhiều thị trường có tốc độ tăng kỷ lục trong năm nay như Nhật Bản với 63%, Trung Quốc là 66% và Úc là 30%.

Ở Mỹ, khối lượng đầu tư tăng 18%, đạt tới 240 tỷ USD. Canada cũng ghi nhận mức tăng trưởng 20% trong khi thị trường Brazil có một năm khá thất bại. Khối lượng đầu tư toàn châu Âu đạt 184 tỷ USD, tăng 14%. Đây là kết quả tốt nhất kể từ năm 2007, tỷ lệ tăng khối lượng đầu tư của Anh và Đức lần lượt là 19% và 17%.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của CBRE, khối lượng đầu tư vào bất động sản thương mại tại Trung và Đông Âu (CEE) đạt 10 tỷ Euro trong năm 2013, đây là mức cao kỷ lục kể từ năm 2008. Khối lượng đầu tư đã tăng lên 31% so với năm 2012 do hoạt động đầu tư vào cuối năm tăng mạnh.

Theo ông Mike Atwell, quản lý thị trường bất động sản châu Âu của CBRE: “2013 là năm tích cực nhất trong hoạt động đầu tư bất động sản thương mại tại CEE kể từ sau khủng hoảng tài chính”. Báo cáo của CBRE cũng cho biết nhìn từ góc độ của một nhà đầu tư xuyên biên giới, Ba Lan tiếp tục là thị trường năng động nhất trong khu vực khi hầu hết các nhà đầu tư đều đưa thị trường này vào danh sách mục tiêu.

Dẫn đầu khối lượng đầu tư tại khu vực CEE là Nga và Ba Lan, chiếm khoảng 80% khối lượng đầu tư bất động sản thương mại. Khối lượng đầu tư vào Nga đạt 5,2 tỷ Euro, tăng 40% so với năm trước. Ở Ba Lan, con số này là 2,97 tỷ Euro, tăng 10% so với mức tăng hàng năm. Với 1,02 tỷ Euro đầu tư tại Cộng hòa Séc, khối lượng đầu tư tại đây đã tăng 68% so với năm ngoái.

Đặc biệt, một xu hướng đầu tư vào CEE nữa là tăng cường hoạt động đầu tư vào bất động sản thương mại tại các quốc gia trước đây ít được chú ý như Romania (229 triệu Euro) và Hungary (225 triệu Euro)

Các biện pháp thắt lưng buộc bụng được áp dụng trong những năm gần đây tại thị trường CEE đang dần cải thiện hình ảnh của khu vực này trong mắt các nhà đầu từ. Ông Jos Tromp, cố vấn nghiên cứu khu vực CEE của CBRE cho biết: “Trong khi tình trạng bất ổn chính trị gây ra những mối quan ngại ngắn hạn ở một số thị trường ngoại vi, cái nhìn trên toàn bộ thị trường đang trở nên tích cực hơn khi lòng tin của các nhà đầu tư dần trở lại làm phạm vi cũng như quy mô đầu tư đang mở rộng ra”.

Khối lượng đầu tư vào bất động sản thương mại toàn cầu năm 2014 dự đoán sẽ phá vỡ mốc 600 tỷ USD và có thể đạt mức 625 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng cao nhất dự kiến là ở châu Mỹ với 20% do tăng trưởng kinh tế, chính trị ổn định và cải thiện thanh khoản.

Thị trường châu Âu cũng dự kiến tăng trưởng trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái là 10%. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với nhu cầu ổn định từ các nhà đầu tư, dự báo tổng thể khu vực tăng 10% trong năm nay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME