Đại lý, nhà thầu vẫn "ôm" hàng dù giá thép tăng chóng mặt
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng qua, giá thép thành phẩm đã có tới 5 lần tăng giá. Thị trường thép đang ngày càng nóng lên, nhưng điều đáng nói là đà tăng giá "chóng mặt" của mặt hàng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và dù thế sức mua cũng không hề giảm đi.
Ngày 14/3, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) tiếp tục công bố nâng giá bán thép thêm 100.000 – 200.000 đồng mỗi tấn đối với nhiều dòng sản phẩm. Như vậy Tisco đã ba lần nâng giá thép chỉ trong tháng 3 này. Lần thứ nhất vào đầu tháng, lần thứ hai vào 4/3. Hiện, giá thép cuộn phi 6 – phi 8 tròn trơn xuất tại nhà máy ở mức 16,3 triệu đồng, tăng 200.000 đồng so với trước đó. Thép cây vằn phi 10 giá 16,45 triệu đồng, tăng 100.000 đồng… Các mức giá trên đều chưa bao gồm thuế VAT, nếu cộng thêm 10% VAT thì giá các loại thép của Tisco đã lên tới trên 17 triệu đồng một tấn tùy loại.
Thép Thiên Kim của Công ty CP Thiên Kim cũng có bảng giá mới áp dụng từ ngày 14/3. Theo đó, các sản phẩm thép tại đây thấp nhất đã lên mức 17.600.000 đồng một tấn, rơi vào dòng thép vuông 14 – 18, thép vuông 18 – 20, thép tròn trơn D14 đến D40… Còn loại cao nhất là thép tròn trắng D10 đến D12 với giá 18.920.000 đồng một tấn.
Đó là giá thép xuất đi tại nhà máy, còn giá bán lẻ tại các cửa hàng, đại lý trên thị trường thì hiện đã lên trên dưới 19 triệu đồng mỗi tấn.
Bắt đầu từ cuối tháng 12/2010, khi giá cả nhiều mặt hàng đều tăng, các doanh nghiệp thép chỉ mới có động thái tăng giá khoảng 200 – 300.000 đồng mỗi tấn. Nhưng từ đầu năm nay, tần suất tăng giá không những dày, mà mỗi lần mức tăng cũng “phi mã” hơn, khi vọt thêm 400.000 – 800.000 đồng mỗi tấn.
Theo ông Nguyễn Minh Xuân, Giám đốc Công ty kim khí Tp.HCM, rất nhiều nguyên nhân tác động đồn dập làm tăng giá thép thời gian qua, như tỷ giá, giá xăng, điện, gas tăng, giá thế giới cũng không ngừng leo thang. “Các doanh nghiệp thép trong nước như chúng tôi tính toán, giá điện chiếm tỷ trọng 20 – 25% trong sự cấu thành giá thép, giá gas và than chiếm khoảng 20% (vì đốt bằng gas và than, chứ không phải bằng dầu). Còn giá xăng tăng chỉ tác động đến khâu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, nhưng cũng chiếm tỷ trọng 3 – 4% trong sự cấu thành giá thép”, ông Xuân nói.
Còn theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc điều chỉnh giá điện từ 1/3 sẽ làm tăng giá thành thép lên khoảng 0,7% và giá xăng dầu tăng khiến giá thép đội lên khoảng 100.000 đồng mỗi tấn.
Chủ tịch VSA, ông Phạm Chí Cường, cho hay, tháng 3 này giá thép vẫn tiếp tục tăng do biến động của các nguyên liệu đầu vào như giá điện, gas và giá phôi, thép phế trên thế giới đang tăng. Hiện giá thế giới đã lên mức 680 – 690 USD một tấn phôi thép, trong khi trước Tết giá mặt hàng này chỉ ở mức 520 – 530 USD một tấn.
Theo lãnh đạo các doanh nghiệp và Hiệp hội Thép Việt Nam, một điều đi ngược với quy luật cung cầu thị trường là giá thép liên tục tăng nhưng hiện lượng hàng bán ra vẫn không hề giảm đi mà càng tăng mạnh. Nguyên nhân là do các đại lý, doanh nghiệp bất động sản, xây dựng hay kể cả người dân đang có ý định xây nhà do lo ngại giá tiếp tục tăng nên đã mạnh tay “ôm” hàng.
Giám đốc Công ty kim khí Tp.HCM Nguyễn Minh Xuân cho biết, trong tháng 1 và 2, doanh thu từ hoạt động bán thép của công ty lên tới gần 1.400 tỷ đồng, trong khi cả năm 2010, tổng doanh thu mảng thép của công ty chỉ ở mức 4.300 tỷ đồng. "Tất nhiên doanh thu tăng vọt là do một phần giá tăng, tuy nhiên một phần cũng từ sức mua tăng mạnh", ông Xuân nói.
Anh Nguyễn Văn Hiệu, một chủ thầu xây dựng tại Hà Nội tiết lộ, dân xây dựng đang phong phanh tin đồn giá phôi thép và thép thành phẩm thế giới thời gian tới chắc chắn tăng mạnh, kéo giá trong nước cũng lên theo, “nên cứ dôi tiền chúng tôi lại gom thép và một số vật liệu xây dựng thiết yếu có khả năng còn tăng”.
Giải thích cho tin đồn này, ông Chu Thế Tường, Giám đốc Nhà máy hợp kim sắt thép – Công ty Gang thép Thái Nguyên, tin đồn trên hoàn toàn có cơ sở. Hiện Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thép thành phẩm và phôi thép, thép phế từ các thị trường Trung Quốc, Nhật, Nga hay một số nước châu Âu. Có năm lượng thép Việt Nam nhập từ Trung Quốc chiếm tới 80% trên tổng lượng nhập khẩu. Hiện Chính phủ Trung Quốc đánh thuế VAT cho thép là 17%, nhưng sau đó sẽ hoàn lại 11% cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang có thông tin sắp tới 11% thuế này sẽ không được hoàn lại cho doanh nghiệp sản xuất, thế nên giá thép tại nước này chắc chắn sẽ tăng khoảng 10 – 11%.
Bên cạnh đó, Nhật là một thị trường nhập khẩu thép đang kể tại Việt Nam. Nhưng trận động đất, sóng thần vừa qua đã khiến nhiều nhà máy sản xuất thép đóng cửa, và quốc gia này có lẽ cũng phải ngừng xuất khẩu thép trong một thời gian dài để tái cấu trúc lại cơ sở hạ tầng.
“Vì những lý do trên, nguồn cung thép trên thế giới sẽ hạn chế hơn và giá cả sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên”, ông Tường nhận định.
Tuy nhiên, về giá thép và nhu cầu trong nước thời gian tới, chủ tịch VSA Phạm Chí Cường cho rằng, khi các chi phí đầu vào được tính toán hết vào giá thép thành phẩm trong nước, thì giá thép nội thời gian tới tăng hay không là do biến động giá thế giới. Còn về nhu cầu thép và sản lượng bán ra của các doanh nghiệp chắc sẽ giảm, vì yêu cầu thắt chặt tài chính công và các dự án của Chính phủ trong năm nay.
Ông Cường khuyến cáo: “Việc các doanh nghiệp, nhà thầu, đại lý ôm hàng cũng khiến giá thép tăng nóng. Tuy nhiên cũng cần nhìn lại bài học về giá thép năm 2008 để rút kinh nghiệm, khi các tháng đầu năm giá thép liên tục tăng cao, có lúc lên tới 23 triệu đồng một tấn, nhưng sau đó giá thế giới đột ngột giảm mạnh từ hơn 1.100 USD xuống còn 330 USD một tấn, khiến giá trong nước rớt thế thảm, chỉ còn trên dưới 10 triệu đồng, nhiều người ôm hàng rơi vào cảnh lỗ nặng”.
Thép Thiên Kim của Công ty CP Thiên Kim cũng có bảng giá mới áp dụng từ ngày 14/3. Theo đó, các sản phẩm thép tại đây thấp nhất đã lên mức 17.600.000 đồng một tấn, rơi vào dòng thép vuông 14 – 18, thép vuông 18 – 20, thép tròn trơn D14 đến D40… Còn loại cao nhất là thép tròn trắng D10 đến D12 với giá 18.920.000 đồng một tấn.
Đó là giá thép xuất đi tại nhà máy, còn giá bán lẻ tại các cửa hàng, đại lý trên thị trường thì hiện đã lên trên dưới 19 triệu đồng mỗi tấn.
Bắt đầu từ cuối tháng 12/2010, khi giá cả nhiều mặt hàng đều tăng, các doanh nghiệp thép chỉ mới có động thái tăng giá khoảng 200 – 300.000 đồng mỗi tấn. Nhưng từ đầu năm nay, tần suất tăng giá không những dày, mà mỗi lần mức tăng cũng “phi mã” hơn, khi vọt thêm 400.000 – 800.000 đồng mỗi tấn.
Doanh thu bán thép của nhiều doanh nghiệp trong các tháng đầu năm đều tăng đáng kể, do giá tăng và số lượng bán ra cũng tăng. |
Theo ông Nguyễn Minh Xuân, Giám đốc Công ty kim khí Tp.HCM, rất nhiều nguyên nhân tác động đồn dập làm tăng giá thép thời gian qua, như tỷ giá, giá xăng, điện, gas tăng, giá thế giới cũng không ngừng leo thang. “Các doanh nghiệp thép trong nước như chúng tôi tính toán, giá điện chiếm tỷ trọng 20 – 25% trong sự cấu thành giá thép, giá gas và than chiếm khoảng 20% (vì đốt bằng gas và than, chứ không phải bằng dầu). Còn giá xăng tăng chỉ tác động đến khâu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, nhưng cũng chiếm tỷ trọng 3 – 4% trong sự cấu thành giá thép”, ông Xuân nói.
Còn theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc điều chỉnh giá điện từ 1/3 sẽ làm tăng giá thành thép lên khoảng 0,7% và giá xăng dầu tăng khiến giá thép đội lên khoảng 100.000 đồng mỗi tấn.
Chủ tịch VSA, ông Phạm Chí Cường, cho hay, tháng 3 này giá thép vẫn tiếp tục tăng do biến động của các nguyên liệu đầu vào như giá điện, gas và giá phôi, thép phế trên thế giới đang tăng. Hiện giá thế giới đã lên mức 680 – 690 USD một tấn phôi thép, trong khi trước Tết giá mặt hàng này chỉ ở mức 520 – 530 USD một tấn.
Theo lãnh đạo các doanh nghiệp và Hiệp hội Thép Việt Nam, một điều đi ngược với quy luật cung cầu thị trường là giá thép liên tục tăng nhưng hiện lượng hàng bán ra vẫn không hề giảm đi mà càng tăng mạnh. Nguyên nhân là do các đại lý, doanh nghiệp bất động sản, xây dựng hay kể cả người dân đang có ý định xây nhà do lo ngại giá tiếp tục tăng nên đã mạnh tay “ôm” hàng.
Giám đốc Công ty kim khí Tp.HCM Nguyễn Minh Xuân cho biết, trong tháng 1 và 2, doanh thu từ hoạt động bán thép của công ty lên tới gần 1.400 tỷ đồng, trong khi cả năm 2010, tổng doanh thu mảng thép của công ty chỉ ở mức 4.300 tỷ đồng. "Tất nhiên doanh thu tăng vọt là do một phần giá tăng, tuy nhiên một phần cũng từ sức mua tăng mạnh", ông Xuân nói.
Anh Nguyễn Văn Hiệu, một chủ thầu xây dựng tại Hà Nội tiết lộ, dân xây dựng đang phong phanh tin đồn giá phôi thép và thép thành phẩm thế giới thời gian tới chắc chắn tăng mạnh, kéo giá trong nước cũng lên theo, “nên cứ dôi tiền chúng tôi lại gom thép và một số vật liệu xây dựng thiết yếu có khả năng còn tăng”.
Giải thích cho tin đồn này, ông Chu Thế Tường, Giám đốc Nhà máy hợp kim sắt thép – Công ty Gang thép Thái Nguyên, tin đồn trên hoàn toàn có cơ sở. Hiện Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thép thành phẩm và phôi thép, thép phế từ các thị trường Trung Quốc, Nhật, Nga hay một số nước châu Âu. Có năm lượng thép Việt Nam nhập từ Trung Quốc chiếm tới 80% trên tổng lượng nhập khẩu. Hiện Chính phủ Trung Quốc đánh thuế VAT cho thép là 17%, nhưng sau đó sẽ hoàn lại 11% cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang có thông tin sắp tới 11% thuế này sẽ không được hoàn lại cho doanh nghiệp sản xuất, thế nên giá thép tại nước này chắc chắn sẽ tăng khoảng 10 – 11%.
Bên cạnh đó, Nhật là một thị trường nhập khẩu thép đang kể tại Việt Nam. Nhưng trận động đất, sóng thần vừa qua đã khiến nhiều nhà máy sản xuất thép đóng cửa, và quốc gia này có lẽ cũng phải ngừng xuất khẩu thép trong một thời gian dài để tái cấu trúc lại cơ sở hạ tầng.
“Vì những lý do trên, nguồn cung thép trên thế giới sẽ hạn chế hơn và giá cả sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên”, ông Tường nhận định.
Tuy nhiên, về giá thép và nhu cầu trong nước thời gian tới, chủ tịch VSA Phạm Chí Cường cho rằng, khi các chi phí đầu vào được tính toán hết vào giá thép thành phẩm trong nước, thì giá thép nội thời gian tới tăng hay không là do biến động giá thế giới. Còn về nhu cầu thép và sản lượng bán ra của các doanh nghiệp chắc sẽ giảm, vì yêu cầu thắt chặt tài chính công và các dự án của Chính phủ trong năm nay.
Ông Cường khuyến cáo: “Việc các doanh nghiệp, nhà thầu, đại lý ôm hàng cũng khiến giá thép tăng nóng. Tuy nhiên cũng cần nhìn lại bài học về giá thép năm 2008 để rút kinh nghiệm, khi các tháng đầu năm giá thép liên tục tăng cao, có lúc lên tới 23 triệu đồng một tấn, nhưng sau đó giá thế giới đột ngột giảm mạnh từ hơn 1.100 USD xuống còn 330 USD một tấn, khiến giá trong nước rớt thế thảm, chỉ còn trên dưới 10 triệu đồng, nhiều người ôm hàng rơi vào cảnh lỗ nặng”.
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet