Việc mở cửa cho người nước ngoài và cho Việt kiều sở hữu nhà ở tại VN, khoan nói đến giới hạn hạn chế, được hầu hết giới chuyên môn, chủ đầu tư và người dân ủng hộ.

Cái lí của chuyện... mở

Theo tờ trình của Bộ Xây dựng, với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được phép nhập cảnh vào Việt Nam, các đối tượng này đều có quyền sở hữu nhà ở bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn  với quyền sử dụng đất ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu. Đối với cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam; việc sở hữu nhà ở như tờ trình dự thảo, sẽ là theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có nhu cầu.

Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng đã có báo cáo thẩm tra tán thành quan điểm này, tuy nhiên đề nghị cần nghiên cứu quy định điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các địa bàn, khu vực trọng yếu.


Việc người nước ngoài vào mua nhà ở Việt Namkhông đồng nghĩa với chuyện
họ có thể “bưng” căn nhà, lô đất đó ra khỏi Việt Nam

Bản thân các đại biểu Quốc hội nói chung, tuy có tán đồng, nhưng cũng không ít băn khoăn. Cái lí của các đại biểu khi đưa ra các băn khoăn ai cũng vô cùng có lí, khi nếu “mở” toàn phần, sẽ khó tránh được tình trạng hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống. Hay bên cạnh đó, việc mở cửa cho người nước ngoài mua bán nhà ở trong khi với nhu cầu còn rất lớn về nhà ở của người dân đang sinh sống trong nước, cũng như điều kiện để tạo lập nhà ở còn rất khó khăn thì việc mở rộng sở hữu nhà ở đối với các đối tượng nêu trên, nhất là người nước ngoài như vậy sẽ tác động như thế nào đến quyền có nhà ở của người dân và thị trường BĐS...

Bà Đỗ Thị Loan - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HOREA), trong một cuộc gặp mặt trao đổi với Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín và 180 đại biểu DN BĐS TP HCM mới đây, đã thẳng thắn cho rằng các đại biểu băn khoăn thực ra không… có lí. Vì việc người nước ngoài vào mua nhà ở Việt Nam không đồng nghĩa với chuyện họ có thể “bưng” căn nhà, lô đất đó ra khỏi Việt Nam. “Mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà ở và Việt kiều được sở hữu Nhà nước là một chuyện tốt cho thị trường BĐS, một chính sách “xuất khẩu nhà ở tại chỗ” cần được quan tâm triển khai ngay”, bà Loan nói.

Thắt... “chéo cẳng ngỗng”

“Xuất khẩu nhà ở tại chỗ” là cụm từ nghe là lạ, quen quen lần được tiên được GS-TS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra. Nguyên Thứ trưởng cho rằng việc mở cửa này là chậm, là lẽ ra nên làm kể từ những năm VN vừa gia nhập WTO và sẽ giúp giải quyết cho Việt Nam nhiều chuyện.

Bộ Xây dựng tính “mở” đối tượng mua nhà, Bộ Tư pháp “thắt” lại chuyện quốc tịch.

Cùng với quan điểm ủng hộ chuyện xuất khẩu nhà ở nhưng một cách thận trọng hơn, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội HOREA cho rằng có thể giải quyết quan ngại về tình trạng cạnh tranh giá nhà ở giữa người trong nước với Việt kiều, người nước ngoài, khiến giá nhà ở bị đẩy lên cũng như tình trạng “phố Tây” được hình thành như những khu đặc biệt, thì xuất khẩu nhà ở nên theo hướng nhắm đến từng phân khúc.Thực tế, quy hoạch đối với việc “mở” đón vốn đầu tư từ Việt kiều và người nước rõ ràng là chuyện nên làm, nhưng cũng rõ ràng là nên có quy hoạch cụ thể và tường minh.

Trong khi chuyện mở và mở tới đâu với người nước ngoài, Việt kiều khi được mua nhà tại Việt Nam còn chưa ngã ngũ, thì thông tin số đối tượng Việt kiều đăng kí giữ quốc tịch theo quy định tại Điều 18, Nghị định 78/2009NĐ-CP- Luật Quốc tịch VN, quá ít ỏi, dường như đang dập tắt hầu hết mọi băn khoăn, đồng thời khiến những ai có liên quan, quan tâm đến câu chuyện này bắt buộc phải băn khoăn chuyện khác: Liệu trước khi bàn chuyện thắt – mở thị trường địa ốc, Bộ Xây dựng đã có khảo sát kinh nghiệm của các nước về mở cửa đón vốn của người dân bản địa đang sinh sống ở nước ngoài vào thị trường địa ốc; đồng thời khảo sát nhu cầu mua bán, sở hữu địa ốc của đối tượng này dự phóng trong tương lai? Quan trọng hơn, liệu các Bộ đã có tham khảo liên ngành và đối chiếu chéo các chính sách, quy định và từ đó mới đưa ra các nội dung trong Dự luật sửa đổi, các đề xuất mới, tránh được đá “tréo cẳng ngỗng” như trường hợp chính Bộ Xây dựng tính “mở” đối tượng mua nhà, Bộ Tư pháp “thắt” lại chuyện quốc tịch đang diễn ra?

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME