Tuy nhiên, khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diện tích chuyển đổi... nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội xung quanh vấn đề này.

Chuyển mục đích sử dụng đất xen kẹt: Được phép ghi nợ tiền sử dụng đất | ảnh 1

Thưa ông, được biết, trước đây UBND TP đã ban hành một số văn bản điều chỉnh cho phép hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất để công tác quản lý đi vào nền nếp? Vậy Quyết định 40 mới ban hành có điểm gì mới?

Trước khi có Quyết định 40, năm 2008 và 2009, UBND TP đã ban hành Quyết định số 46/2008/QĐ-UBND và Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định này tại các quận, huyện, thị xã gặp một số khó khăn, vướng mắc, nên kết quả thực hiện chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất. So với các quyết định trước, Quyết định 40 đã bổ sung thêm căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và sửa đổi phạm vi điều chỉnh.

Cụ thể, quy định này không áp dụng đối với đất nông nghiệp do UBND các xã, phường, thị trấn, các HTX, các tổ chức đang quản lý, sử dụng. Quyết định 40 đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục, nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Về trình tự thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, trong thành phần hồ sơ có bổ sung thêm một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và trường hợp gia đình, cá nhân chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, có nguyện vọng ghi nợ tiền sử dụng đất thì bổ sung thêm đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định. Quyết định 40 còn bổ sung thêm các quy định xử lý đối với trường hợp đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 1/7/2004 nhưng đến nay phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xử lý các trường hợp chuyển tiếp.

Như trên đã đề cập đến trường hợp gia đình, cá nhân chưa có khả năng tài chính, có nguyện vọng ghi nợ tiền sử dụng đất, trong trường hợp họ chuyển nhượng một phần diện tích trong tổng diện tích đất đang ghi nợ tiền sử dụng đất thì chỉ phải trả tiền sử dụng đất cho phần diện tích chuyển nhượng hay cho toàn bộ phần đất đang còn ghi nợ tiền sử dụng đất?

Căn cứ vào quy định thì trường hợp gia đình, cá nhân được phép chuyển nhượng một phần diện tích trong tổng diện tích đất đang ghi nợ tiền sử dụng đất, thì cơ quan chức năng làm thủ tục tách thửa để cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích chuyển nhượng và gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ đối với diện tích này trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Vậy thời gian giải quyết các thủ tục chuyển đổi theo Quyết định 40 có rút ngắn so với các quyết định trước không thưa ông?

So với Quyết định 121, thời gian giải quyết theo Quyết định 40 rút ngắn hơn 5 ngày.

Thực tế từ các địa phương, một số người dân chưa hiểu rõ về giới hạn diện tích được chuyển đổi, họ cho rằng có thể chuyển bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp thành đất ở cũng được, miễn là đáp ứng đủ điều kiện chứ không giới hạn diện tích được chuyển mục đích sử dụng?

Tại Điều 1 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 40, đã quy định rõ về phạm vi điều chỉnh. Theo khoản 1 Điều 13 Luật Đất đai năm 2003 thì trong nhóm đất nông nghiệp có nhiều loại khác nhau. Trong Quyết định 40 cũng quy định những căn cứ và điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, căn cứ để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, có ý kiến của UBND cấp xã nơi có đất xác nhận về nhu cầu sử dụng đất.

Xin cảm ơn ông.

(Theo HNM)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME