Châu Á- Thái Bình Dương: Giá thuê văn phòng tăng nhanh
Theo Cty Jones Lang LaSalle, hoạt động kinh doanh BĐS tại khu vực này đang rất sôi động, đặc biệt là thị trường thuê văn phòng châu Á - Thái Bình Dương liên tục tăng giá trong quý I, II/2011.
Chỉ số BĐS văn phòng (Office Index) gần đây nhất đã tăng mạnh tới trên 30% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ hồi phục của khu vực này cùng với ảnh hưởng của Trung Quốc được chứng minh bởi tốc độ tăng giá cho thuê ở Hồng Kông khi các Cty trên thế giới nỗ lực để hiển hiện ở trung tâm kinh doanh sôi động này. Kết quả là Hồng Kông hiện là một trong những thị trường đắt đỏ nhất trên thế giới. Nhu cầu này vẫn đang tiếp tục gia tăng, kết hợp với sự thiếu hụt quỹ văn phòng ở đây đẩy giá cho thuê ở trung tâm Hồng Kông lên cao.
Đánh giá của Cty này cũng cho biết giá thuê ở Hồng Kông theo sát với mức tăng 9,2% nhờ tình trạng cung hạn hẹp và nhu cầu lớn từ khu vực tài chính. Giá thuê ở Singapore tăng 7,9% so với quý trước do nhất thời thiếu diện tích. Giá thuê ở Thượng Hải và Bắc Kinh tăng 6 - 7% do ảnh hưởng từ nhu cầu của các Cty đa quốc gia và các Cty nội địa. Tính đến cuối tháng 3/2011, Hồng Kông có hoạt động cho thuê mang lại hiệu quả cao nhất, với mức tăng trưởng lên đến 36%.
Chỉ số này cũng cho thấy trận động đất vừa qua ở Nhật không có tác động đến tình trạng của những thị trường khác trong khu vực. Trong quý I vừa qua, tỷ lệ văn phòng trống đang giảm xuống ở nhiều TP và giá thuê văn phòng có xu hướng gia tăng trên phần lớn các thị trường. Trong số 26 thị trường văn phòng được thống kê, có 16 thị trường gia tăng về giá cho thuê ròng, trong khi ở các thị trường còn lại giá cho thuê được giữ ổn định hoặc chỉ ghi nhận mức giảm rất ít. Tốc độ tăng giá chung được điều chỉnh giảm chút ít do thị trường Nhật Bản, nhưng tỷ lệ tăng trung bình trên toàn khu vực này vẫn đạt 2,5% so với quý trước. Giá thuê thực ở Tokyo giảm 1,5% do lượng thuê tiếp tục sụt giảm sau thảm họa động đất, sóng thần mới đây.
Tại một vài thị trường khác có nhu cầu thuê thấp, tiền thuê ổn định, ví dụ như ở Đài Bắc, hoặc tiếp tục giảm, chẳng hạn như ở Seoul hay Băng-cốc. Giá thuê trung bình ở Australia và Niu Dilân có mức thay đổi không lớn, cả tăng và giảm trong quý vừa qua. TP Perth (Australia) có mức tăng giá thuê lớn nhất, đạt 5,9%. Các hoạt động đầu tư vẫn sôi động trong quý I/2011 và không bị ảnh hưởng từ thảm họa, ngoài nước Nhật.
Hầu như tất cả các thị trường chính ngoài khu vực Bắc Á có giá trị vốn tăng hoặc ổn định. Mức tăng lớn nhất so với quí trước đó được ghi nhận ở Hồng Kông và Jakarta là 13,1% và 11,0%. Các TP ở Trung Quốc đại lục là Thượng Hải. Bắc Kinh và Quảng Châu đứng tiếp theo với mức tăng theo quý đạt 7 - 8,5%. Nhìn chung, thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục bị chi phối bởi các nhà đầu tư nội địa với các giao dịch lớn nhất liên quan đến người mua từ châu Á, các chuyên gia phân tích kỳ vọng mối quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế tham gia đóng góp vào sự tăng trưởng của khu vực này.
Tốc độ hồi phục của khu vực này cùng với ảnh hưởng của Trung Quốc được chứng minh bởi tốc độ tăng giá cho thuê ở Hồng Kông khi các Cty trên thế giới nỗ lực để hiển hiện ở trung tâm kinh doanh sôi động này. Kết quả là Hồng Kông hiện là một trong những thị trường đắt đỏ nhất trên thế giới. Nhu cầu này vẫn đang tiếp tục gia tăng, kết hợp với sự thiếu hụt quỹ văn phòng ở đây đẩy giá cho thuê ở trung tâm Hồng Kông lên cao.
Đánh giá của Cty này cũng cho biết giá thuê ở Hồng Kông theo sát với mức tăng 9,2% nhờ tình trạng cung hạn hẹp và nhu cầu lớn từ khu vực tài chính. Giá thuê ở Singapore tăng 7,9% so với quý trước do nhất thời thiếu diện tích. Giá thuê ở Thượng Hải và Bắc Kinh tăng 6 - 7% do ảnh hưởng từ nhu cầu của các Cty đa quốc gia và các Cty nội địa. Tính đến cuối tháng 3/2011, Hồng Kông có hoạt động cho thuê mang lại hiệu quả cao nhất, với mức tăng trưởng lên đến 36%.
Chỉ số này cũng cho thấy trận động đất vừa qua ở Nhật không có tác động đến tình trạng của những thị trường khác trong khu vực. Trong quý I vừa qua, tỷ lệ văn phòng trống đang giảm xuống ở nhiều TP và giá thuê văn phòng có xu hướng gia tăng trên phần lớn các thị trường. Trong số 26 thị trường văn phòng được thống kê, có 16 thị trường gia tăng về giá cho thuê ròng, trong khi ở các thị trường còn lại giá cho thuê được giữ ổn định hoặc chỉ ghi nhận mức giảm rất ít. Tốc độ tăng giá chung được điều chỉnh giảm chút ít do thị trường Nhật Bản, nhưng tỷ lệ tăng trung bình trên toàn khu vực này vẫn đạt 2,5% so với quý trước. Giá thuê thực ở Tokyo giảm 1,5% do lượng thuê tiếp tục sụt giảm sau thảm họa động đất, sóng thần mới đây.
Tại một vài thị trường khác có nhu cầu thuê thấp, tiền thuê ổn định, ví dụ như ở Đài Bắc, hoặc tiếp tục giảm, chẳng hạn như ở Seoul hay Băng-cốc. Giá thuê trung bình ở Australia và Niu Dilân có mức thay đổi không lớn, cả tăng và giảm trong quý vừa qua. TP Perth (Australia) có mức tăng giá thuê lớn nhất, đạt 5,9%. Các hoạt động đầu tư vẫn sôi động trong quý I/2011 và không bị ảnh hưởng từ thảm họa, ngoài nước Nhật.
Hầu như tất cả các thị trường chính ngoài khu vực Bắc Á có giá trị vốn tăng hoặc ổn định. Mức tăng lớn nhất so với quí trước đó được ghi nhận ở Hồng Kông và Jakarta là 13,1% và 11,0%. Các TP ở Trung Quốc đại lục là Thượng Hải. Bắc Kinh và Quảng Châu đứng tiếp theo với mức tăng theo quý đạt 7 - 8,5%. Nhìn chung, thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục bị chi phối bởi các nhà đầu tư nội địa với các giao dịch lớn nhất liên quan đến người mua từ châu Á, các chuyên gia phân tích kỳ vọng mối quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế tham gia đóng góp vào sự tăng trưởng của khu vực này.
(Theo Báo Xây dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet