Bảo tàng chính thức mở cửa cho công chúng vào năm 2001 sau hơn 4 năm thi công.

 

 

Những nhát cắt hình học không theo quy tắc trên bề mặt mạ kẽm được ví như những vết cắt, những vết thương còn hằn lại trên da thịt của lịch sử

Toàn bộ diện tích của bảo tàng lên đến 15.000m2. Tòa nhà uốn lượn thành một khối ziczac và chỉ có thể đi vào duy nhất bằng một lối ngầm bên dưới lòng đất thông qua Bảo tàng Berlin nằm kề bên.

 

Mang hình khối ziczac, Bảo tàng Do Thái nằm kề sát bên đồng thời cũng mượn lối ra vào từ Viện bảo tàng Berlin

Bề ngoài của bảo tàng là một lớp kim loại mạ kẽm, có thể sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu xanh rêu mốc bởi ảnh hưởng thời tiết. Điều đó không nằm ngoài ý đồ của tác giả rằng quá khứ sẽ ngủ yên, thời gian rồi sẽ xoa dịu mọi nỗi đau.

Tòa nhà không có cửa chính, lại càng không có cửa sổ. Thay vào đó là những nhát cắt hình học không theo quy tắc trên bề mặt mạ kẽm. Chúng được ví như những vết cắt, những vết thương còn hằn lại trên da thịt của lịch sử mà người Do Thái đã phải chịu đựng.

 

Mặt ngoài mạ kẽm, không có cổng chính, cửa sổ là những nhát cắt bất quy tắc mang tính ước lệ, tượng trưng cho những vết thương lịch sử mà người Do Thái phải gánh chịu

 

Có khoảng hơn 10.000 miếng sắt bị gỉ sét mang hình dạng những khuôn mặt người với đủ mọi sắc thái tình cảm. Đây chính là những tấm bia tưởng niệm cho những nạn nhân Do Thái đã bị thảm sát trong thảm họa diệt chủng của Đức quốc xã

Ấn tượng đầu tiên đó là một không gian trống bên ngoài lối vào bảo tàng được gọi là “Khoảng không” (Void) với chiều cao hơn 20m, cắt một đường dọc xuyên suốt tòa nhà. Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt Shalechet (Fallen leaves) được rải đầy dưới khắp mặt đất trong khoảng không này. Có khoảng hơn 10.000 miếng sắt bị gỉ sét mang hình dạng những khuôn mặt người với đủ mọi sắc thái tình cảm: đang kêu gào, khóc than, hoảng sợ, đau đớn…

Đó chính là những tấm bia tưởng niệm xót xa cho những nạn nhân Do Thái đã bị thảm sát trong thảm họa diệt chủng của Đức quốc xã. Kiểu “chơi chữ” trong tên gọi của tác phẩm phần nào đã bộc lộ sự bi thương tàn khốc đó khi vừa có thể hiểu là “Những chiếc lá rơi” hay “Lời cáo biệt cho những nạn nhân tử nạn”.

 

Những ô cửa kính phía trên nóc hầm bảo tàng như thế này vừa khơi gợi trí tò mò của khách bộ hành, vừa đánh thức sự bàng quan của nhân loại với lịch sử
Lối vào bảo tàng có tên gọi “Khoảng không” với tác phẩm sắp đặt Shalechet (Fallen leaves)

Trong khoảng không yên ắng, âm u, bước chân của quan khách giẫm đạp lên những miếng sắt mang hình khuôn mặt người đó tạo nên một hiệu ứng âm thanh ghê rợn. Tiếng sắt lạnh lùng ngân lên như những tiếng khóc bi ai, như những lời than oán, hay những tiếng kêu cứu thất thanh vang vọng. Người Do Thái luôn âm ỉ nỗi đau nhân loại này trước khi nhắc về lịch sử dân tộc. Đó cũng là cảm hứng âm nhạc độc đáo mà Daniel Libeskind, vốn là một nhạc sĩ, muốn lồng vào tác phẩm kiến trúc của mình.

Một đường hầm thứ hai nối bảo tàng với Vườn Tha Hương (Garden of Exile). Vườn Tha Hương là khối hình vuông gồm 49 cột bêtông được xây thẳng đứng từ mặt đất. Cây nhót đắng được trồng trên đỉnh của mỗi cột. Nơi đây gợi nhớ đến hình ảnh những người Do Thái chạy trốn sang ẩn náu ở Đức vào những năm 1930.

 

Đường hầm dẫn xuống tháp Thảm sát
Tháp Thảm sát không hề có ánh sáng đèn. Tia sáng le lói từ trần nhà như tia hy vọng mong manh của người Do Thái trước thảm họa tàn sát năm xưa
Trưng bày bên trong tháp Thảm sát
Các trục cắt ngang tòa nhà

Đường hầm cuối cùng dẫn từ bảo tàng xuống tháp Thảm sát (Holocaust Tower). Đây là một căn hầm tối đen có chiều cao 24m. Toàn bộ khu tháp bằng bêtông cốt thép này không hề sử dụng hệ thống máy điều hòa hay máy sưởi, và nguồn ánh sáng duy nhất là ánh nắng mặt trời chiếu vào qua các khe hở trên mái. Những tư liệu trưng bày chủ yếu bên trong tháp Thảm sát này là các bài báo, hình ảnh có liên quan đến cuộc thảm sát được xem là tàn khốc nhất lịch sử nhân loại.

Tầng trên được dẫn lối bởi một trục khác có tên là trục Tiếp diễn. Nơi đây thu thập và trưng bày gần như trọn vẹn lịch sử 2.000 năm của người Do Thái.

 

Trục dẫn lên vườn Tha Hương. 49 cột vuông tạo thành hình khối hoàn chỉnh duy nhất của cả công trình

Toàn bộ ba không gian chủ đạo của bảo tàng được chia ra bằng ba đường cắt ngang tạo thành ba trục chính gồm: trục Tha hương (Axis of Exile), trục Thảm sát (Axis of Holocaust) và trục Tiếp diễn (Axis of Continuity). Chúng đại diện cho sự kết nối giữa 3 mốc thời gian chính yếu trong lịch sử của người Do Thái: thời kỳ di cư từ Đức, thảm họa tàn sát người Do Thái vào thời Hitler và thời kỳ liên kết với lịch sử nước Đức.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME