Bị cáo Bùi Phước Dũng, nguyên giám đốc văn phòng này, nói trước tòa là thấy tại Long Xuyên lâu nay một số cơ quan từng xây dựng các KDC nên nảy sinh ý tưởng làm KDC giải quyết nơi ở cho cán bộ của đơn vị mình. Vào tháng 4/2010, khi trình bày với trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường Đặng Ngọc Tấn thì ông này đồng ý và yêu cầu nếu làm KDC phải giải quyết luôn cho cả cán bộ của phòng này. Do đó ông Dũng phân công người mua 24.273m2 đất lúa từ bốn hộ dân ở P.Mỹ Quý và P.Mỹ Phước để làm KDC.

23 bị cáo trong vụ xây khu dân cư trái phép ở An Giang

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Thị Tư, nguyên trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường, nói thấy trước đó đã hình thành nhiều KDC nên nghĩ đã có chủ trương cho phép, phần hồ sơ thủ tục đã qua cán bộ cấp dưới kiểm tra nên không kiểm tra lại mà đặt bút ký vào tờ trình đề nghị UBND TP cho chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Bị cáo Huỳnh Giang Sơn, nguyên phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên, kể rằng thời điểm đó có ngày phải ký trên 200 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có ngày đi công tác hoặc hội họp về phải ký từng chồng 400 giấy chỉ trong... nửa giờ. “Thấy đặt sẵn trên bàn làm việc thì chỉ biết ký thôi, chứ có thời gian đâu mà kiểm tra” - bị cáo Sơn lý giải.

Về quy trình biến đất ruộng thành KDC, ông Dũng tiết lộ rằng khi mua đất không làm hợp đồng chuyển nhượng theo quy định mà chỉ làm hợp đồng ủy quyền giao cho hai cán bộ của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đại diện làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng số đất mua lên đất lâu năm, đồng thời tiến hành ngay việc san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nghe ông Dũng giải thích cách làm như vậy vừa đơn giản vừa nhanh gọn, rút ngắn thời gian, tòa nhận định: “Đúng là các bị cáo có sáng kiến cải tiến làm KDC siêu tốc!”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME