“Biết đi đường nào?”

Theo ông Hiệp, hiện nay quy định pháp luật tuy có xu hướng quy trách nhiệm về phía quản lý nhà nước trong khi vấn đề thuộc về ý thức của chủ đầu tư. “Nếu công trình đang xây mà thanh tra xây dựng (TTXD) vào kiểm tra hoài thì bị nói là nhũng nhiễu nhưng không vô thì khi phát hiện xây dựng sai phép, TTXD bị kiểm điểm. Vậy thì Bộ chỉ giùm chúng tôi phải làm thế nào?” - ông đặt vấn đề. Hoặc là hễ có sập nhà, chết người là lập tức Sở Xây dựng bị “hỏi thăm”. “Quản lý nhà nước về chất lượng công trình không phải hiểu theo nghĩa phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình” - ông Hiệp nói.

Bà Dương Thị Thanh Mai, Chuyên viên cao cấp của Bộ Tư pháp, hỏi: “Kể từ khi Luật Bồi thường nhà nước được ban hành đến nay, Sở Xây dựng TP.HCM đã nhận được đơn khiếu nại nào chưa?”. “Tính tới thời điểm này thì chưa nhưng tương lai thì chưa biết” - ông Hiệp trả lời. Phó Chánh TTXD Sở Xây dựng, ông Lâm Thanh Tùng, cho rằng Luật Bồi thường nhà nước làm cho ngành TTXD có sự chùn tay trong một số trường hợp. “Khi có đơn yêu cầu chúng tôi đình chỉ thi công công trình do gây hư hỏng nhà lân cận, TTXD phải đợi kết quả kiểm định bởi không chắc chắn có phải do công trình này hay không”.

Luật về xây dựng: Cần kín kẽ, chặt chẽ và nghiêm minh | ảnh 1
Một hành vi vi phạm xây dựng có khi không biết nên áp dụng pháp luật về xây dựng hay đất đai để xử lý. Ảnh minh họa: HTD

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nhận xét: sự tồn tại song song hai hệ thống pháp luật, một dành cho đất và một dành cho nhà đã dẫn tới nhiều bất cập trong quản lý và xử phạt vi phạm. “Điển hình như hành vi chuyển đổi trái phép đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, biểu hiện chủ yếu là có hành vi xây dựng. Vậy thì phạt hành vi xây dựng không phép theo quy định của ngành xây dựng hay vi phạm đất đai của ngành đất đai?”.

“Dự án giao cho chủ đầu tư nhưng họ không làm, để cỏ dại, ao tù, ô nhiễm môi trường thì phạt theo quy định nào? Quận hỏi Sở Tư pháp thì Sở cũng cho biết không có quy định và hướng dẫn phạt theo quy định về chậm thực hiện dự án” - Chánh TTXD quận 8 Nguyễn Văn Thanh nói thêm.

Yếu trong soạn thảo lẫn góp ý luật

Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Nguyễn Văn Hiệp cho rằng người soạn thảo luật và nghị định cần phải chuyên nghiệp. “Cần thiết phải quy định người nào, cơ quan nào soạn sai, để xảy ra mâu thuẫn với các luật khác thì phải chịu trách nhiệm”. Tuy vậy, một đại diện của Bộ Tư pháp cũng đề nghị các địa phương phải đóng góp ý kiến nhiều hơn khi luật và các văn bản chi tiết, hướng dẫn còn là dự thảo. “Nhiều trường hợp đều báo cáo thống nhất hết, đến khi áp dụng thì lại phản ứng ầm ầm” - vị này cho hay.

Ông Hiệp ý kiến lại: Có khi góp ý nhiều lần nhưng không được ghi nhận kịp thời, vài năm sau mới được đưa vào. “Ví dụ như dự án nhà ở không sử dụng vốn ngân sách thì không cần TP duyệt, Sở Xây dựng và TP đã góp ý nhưng Nghị định 90/2006 vẫn đưa quy định này vào, đến Nghị định 71/2010 thì mới bỏ quy định này”. Ngoài ra, “Dự thảo nghị định, thông tư thường đến khi chỉ còn vài ngày là hết thời hạn góp ý trong khi dày cả trăm trang nên có khi chúng tôi không góp ý kịp” - Phó Chánh TTXD Sở Xây dựng Lâm Thanh Tùng nói thêm.

Bà Mai đồng tình rằng, chất lượng văn bản pháp luật hiện nay không đạt yêu cầu do tính thiếu chuyên nghiệp của người soạn thảo. Sắp tới, phía Quốc hội sẽ tăng cường số đại biểu chuyên trách, sẽ có quy định yêu cầu các sở, ngành, tổng công ty phải thành lập phòng pháp chế để gác cửa, tham mưu về pháp luật. Ngoài ra, cấp trung ương sẽ ban hành Bộ Pháp điển, các quy định sẽ được sắp xếp theo chủ đề để dễ tra cứu. Khi một văn bản được sửa đổi bổ sung sẽ có cơ quan hợp nhất các văn bản này thành một, không để cùng lúc có nhiều văn bản, rườm rà và dễ sót lọt khi áp dụng như vừa qua.

(Theo PLTPHCM)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME