Ý nghĩa phong thủy của cây sung
Sung là loại cây rất được người Việt Nam ưa chuộng trồng làm cảnh, đặc biệt là trưng bày vào dịp Tết. Không chỉ gắn với những câu chuyện mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, cây sung cũng là biểu tượng cho sự sung mãn, tròn đầy, quả sung thường được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết.
Cây sung có tên khoa học là Ficus Macleilandii “Alii”. Đây là loại cây thân gỗ thường được làm cây cảnh vì rất được ưa chuộng do có thể tạo hình thành nhiều thế bonsai đẹp. Tuy dễ chăm sóc hơn so với các họ si nhưng cây sung cũng có thể bị rụng lá khi chuyển sang môi trường sống mới.
Cây sung rất quen thuộc với người dân Việt Nam, rất có ý nghĩa trong phong thủy và văn hóa tâm linh người Việt |
Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Nhìn bên ngoài quả sung giống như một đế hoa khép kín, còn bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa nhỏ li ti bao kín lại thành khối hình tròn, rất giống quả thông thường. Hoa sung lớn dần, vỏ bên ngoài từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín rồi sau đó rụng rất nhanh.
Sung là loài cây được nhiều người chơi cây yêu chuộng vì cây có dáng thế rất đẹp, dễ tạo hình. Hơn nữa, sung cũng là loài cây có sức sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc. Theo dân gian, tên "sung" mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, viên mãn, tròn đầy, do đó người Việt không chỉ thích trồng sung trang trí vườn nhà mà còn bày quả sung trên bàn thờ ngày Tết. Theo phong thủy, cây sung có dáng đẹp, sức sống tốt, quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn, sung túc.
Cùng với đào, mai, cúc...cây sung không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống của nhiều gia đình Việt. Những người chơi cây cảnh còn xếp sung đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet