Ý nghĩa của việc ghi nội dung nguồn gốc sử dụng đất khác nhau?
Hỏi: Tôi có hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho hai thửa đất khác nhau), tuy nhiên mục nguồn gốc sử dụng mỗi giấy chứng nhận lại ghi một nội dung khác nhau.
Cụ thể:
1/ Giấy 1 ghi nguồn gốc sử dụng: Do nhận chuyển nhượng
2/ Giấy 2 ghi nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Việc ghi nội dung này có ý nghĩa gì, khác nhau như thế nào? Nếu chuyển mục đích từ đất nông nghiệp (2L) sang đất ODT thì có phải đóng tiền sử đất hay không (trong hạn mức)? Huỳnh Như Đỗ ([email protected] )
- Giấy thứ nhất (nguồn gốc sử dụng do nhận chuyển nhượng): Bà có được quyền sử dụng thửa đất này là do việc nhận chuyển nhượng từ người khác.
- Giấy thứ hai (nguồn gốc sử dụng do Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất): Ghi nhận việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất này, qua đó công nhận quyền sử dụng thửa đất này cho bà (căn cứ vào quá trình sử dụng đất ổn định, lâu dài của bà) và việc công nhận quyền sử dụng đất này theo quy định của pháp luật về đất đai là không thuộc trường hợp Nhà nước thu tiền sử dụng đất.
Như vậy, việc ghi nhận nguồn gốc sử dụng đất trong sổ đỏ không phản ánh mục đích sử dụng đất và cũng không ảnh hưởng đến việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo điều 30 nghị định 181/2004/NĐ-CP, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất là phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết, hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Như vậy, nếu tại vị trí nơi có đất đã được quy hoạch thành đất ODT (đất ở tại đô thị), thì bà có thể xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, và theo điểm b khoản 2 điều 6 nghị định 198/2004/NĐ-CP, bà phải nộp tiền sử dụng đất bằng 100% mức chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp.
Trường hợp việc chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở được thực hiện trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh, thì giá đất ở và giá đất nông nghiệp làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất là giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm chuyển mục đích (khoản 2 điều 4 nghị định 198/2004/NĐ-CP và công văn 1173/TTg-KTN ngày 14/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
1/ Giấy 1 ghi nguồn gốc sử dụng: Do nhận chuyển nhượng
2/ Giấy 2 ghi nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
Việc ghi nội dung này có ý nghĩa gì, khác nhau như thế nào? Nếu chuyển mục đích từ đất nông nghiệp (2L) sang đất ODT thì có phải đóng tiền sử đất hay không (trong hạn mức)? Huỳnh Như Đỗ ([email protected] )
Trả lời
Nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước ghi nhận nguồn gốc (nguyên nhân) hình thành nên quyền sử dụng đất của người được cấp giấy chứng nhận. Trong trường hợp của bà, việc ghi nhận nguồn gốc sử dụng đất trong giấy chứng nhận của hai thửa đất có ý nghĩa như sau:- Giấy thứ nhất (nguồn gốc sử dụng do nhận chuyển nhượng): Bà có được quyền sử dụng thửa đất này là do việc nhận chuyển nhượng từ người khác.
- Giấy thứ hai (nguồn gốc sử dụng do Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất): Ghi nhận việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất này, qua đó công nhận quyền sử dụng thửa đất này cho bà (căn cứ vào quá trình sử dụng đất ổn định, lâu dài của bà) và việc công nhận quyền sử dụng đất này theo quy định của pháp luật về đất đai là không thuộc trường hợp Nhà nước thu tiền sử dụng đất.
Như vậy, việc ghi nhận nguồn gốc sử dụng đất trong sổ đỏ không phản ánh mục đích sử dụng đất và cũng không ảnh hưởng đến việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo điều 30 nghị định 181/2004/NĐ-CP, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất là phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết, hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Như vậy, nếu tại vị trí nơi có đất đã được quy hoạch thành đất ODT (đất ở tại đô thị), thì bà có thể xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, và theo điểm b khoản 2 điều 6 nghị định 198/2004/NĐ-CP, bà phải nộp tiền sử dụng đất bằng 100% mức chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp.
Trường hợp việc chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở được thực hiện trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh, thì giá đất ở và giá đất nông nghiệp làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất là giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm chuyển mục đích (khoản 2 điều 4 nghị định 198/2004/NĐ-CP và công văn 1173/TTg-KTN ngày 14/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Luật sư Huỳnh Văn Nông
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet