Ý nghĩa biểu tượng Cóc trong phong thủy
Trong tín ngưỡng dân gian thường có những câu chuyện gây bất ngờ. Chẳng hạn, những sự vật trong đời sống vốn không mấy tốt đẹp nhưng lại được coi là bảo bổi, được dân gian gán cho ý nghĩa may mắn cát tường. Cóc chính là một trong những trường hợp như vậy.
Dân gian có câu nói rất quen thuộc "cóc ghẻ muốn ăn thịt thiên nga", nhưng thực ra, trong thời cổ, con cóc là biểu tượng thần kỳ lớn hơn cả thiên nga. Thần thoại cổ đại cho rằng, trong mặt trăng có cóc, do đó hình ảnh mặt trăng thường hay được dùng bằng các từ như thiềm luân, thiềm phách, nguyệt thiềm,... ("thiềm" trong tiếng Hán nghĩa là cóc).
Những sự vật khác có liên quan tới mặt trăng cũng thường được ghép thêm chữ "thiềm" (con cóc), chẳng hạn như thiềm quang (ánh trăng), thiềm cung (cung trăng), thiềm quế (chỉ cây quế trên cung trăng) hay thiềm khuyết (cung trăng )... Người xưa còn cho rằng cóc có khả năng tịch binh tức tránh được họa binh đao và còn có tác dụng giúp trường thọ. Cuốn "Thái bình ngự lãm" có viết: "cóc thọ ba nghìn năm", lại nói "nhục chi là con cóc vạn tuổi, trên đầu có sừng", nếu may mắn bắt được loại cóc này mang phơi nắng vào ngày tết Đoan Ngọ sẽ có tác dụng rất thần kỳ, nếu mang theo chân tay của nó, không những không loại binh khí nào có thể đến gần được mà còn khiến cung tên của kẻ địch sẽ quay lại đả thương địch.
Biểu tượng cóc trong phong thủy thường mang ý nghĩa tượng trưng cho tiền bạc |
Ngoài ra, còn có thứ cóc bằng bạc mạ vàng Lục Hải giỡn cóc vàng tượng gỗ đời Thanh có tác dụng cởi bỏ trói buộc tương tự như tránh binh đao vậy, nhưng cũng chỉ có ích khi bắt được vào ngày tết Đoan Ngọ. Thế nhưng, tác dụng giúp tránh được binh đao, cởi bỏ trói buộc của cóc đến nay vẫn là điều huyền bí, khó tin và chỉ có tác dụng làm thuốc chữa bệnh là có vẻ sát thực hơn. Trong sách cổ có ghi chép rằng, thịt cóc có thể chữa lành vết thương, chữa khỏi bệnh cam. Nhưng có một điểm chung là thuyết nào cũng cho rằng bắt được cóc vào đúng ngày tết Đoan Ngọ là tốt nhất, nếu không cũng không có tác dụng. Từ đó, vào ngày tết Đoan Ngọ người dân thường có phong tục bắt cóc.
Trong số các loài cóc, còn có một loài gọi là thiềm thừ hoặc kim thiềm (cóc vàng). Đây là một loài cóc lớn ba chân, mang nhiều màu sắc truyền thuyết. Tương truyền đó là một loại linh vật. Người xưa cho rằng nếu có được loài cóc này trong nhà sẽ được giàu có phú quý, nên hình tượng của nó được ví với tài nguyên dồi dào, hạnh phúc mỹ mãn.
Trong các tranh vẽ cát tường về cóc có bức "Lưu Hải hý kim thiềm" (Lưu Hải giỡn cóc vàng). Nhân vật Lưu Hải còn được gọi là Lưu Hải Thiềm, theo truyền thuyết, ông còn có tên gọi là Lưu Thao, là người sống vào thời Ngũ đại, đã từng làm tới chức tướng quốc cho Yên Vương Lưu Thủ Quang, sau này ông đi theo Chung Ly Quyển, Lã Động Tân để học đạo thành tiên, lấy hiệu là Lưu Thiềm Tử. Người đời sau coi Lưu Hải Thiềm là phúc thần. Hình ảnh ông trong tranh là một thiếu niên xoã tóc, "hý kim thiền" tức chỉ Lưu Hải Thiềm tay cầm một sợi dây xâu các đồng tiền để câu cóc giống như đang câu cá. Bức tranh này còn được gọi là "Lưu Hải tát tiền" (Lưu Hải rắc tiền). Trong những hình vẽ cát tường khác có liên quan tới cầu tiền bạc, cũng thường thấy loại cóc ba chân, đều là tượng trưng cho tiền bạc.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet