Xuất khẩu xi măng lập kỷ lục: Mừng ít lo nhiều
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, xuất khẩu của ngành này (xi măng và clinker) ước đạt 33 triệu tấn, với kim ngạch 1,2 tỉ USD. Đây là mức kỷ lục khi lần đầu tiên trong lịch sử, xi măng vượt qua mốc 1 tỉ USD xuất khẩu.
Các chuyên gia cho rằng, xi măng là ngành khai thác tài nguyên không tái tạo, nên xuất khẩu càng nhiều thì càng làm cạn kiệt tài nguyên. Chưa kể ngành này còn gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều năng lượng nên tác động rất lớn đến môi trường.
Đó cũng là lý do nhiều nước trên thế giới đều hạn chế sản xuất và xuất khẩu xi măng trong những năm qua. Biện pháp họ áp dụng là tăng các loại thuế liên quan như: thuế môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu… Tiêu biểu là Trung Quốc khi sản lượng xi măng của họ bị cắt giảm mạnh mẽ và trở thành nước nhập khẩu xi măng từ Việt Nam.
Xuất khẩu xi măng tăng mạnh là điều đáng lo hơn đáng mừng. Ảnh: Ngọc Thắng
Để có kết quả xuất khẩu 1,2 tỉ USD nói trên, từ ngày 1/2/2018, xi măng có mức thuế xuất khẩu là 0% và được hoàn thuế giá trị gia tăng. Mới đây nhất, ngày 12/12/2018, trong công văn trả lời Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng khẳng định clinker không phải là tài nguyên khoáng sản. Nhờ vậy một số vướng mắc về thuế và hải quan cho ngành xi măng cũng được tháo gỡ.
VNCA cho biết, việc phát thải ra môi trường từ các nhà máy sản xuất đang không được doanh nghiệp xi măng kiểm soát tốt. Thời gian qua, liên tục nhiều đơn vị vi phạm các yếu tố đảm bảo môi trường, bị người dân phản đối, một số còn bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động để khắc phục.
Diễn biến xuất khẩu clinker và xi măng trong giai đoạn 2012-2017
và 10 tháng 2018. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Mặc dù là ngành có khả năng tự động hóa khá cao, nhưng số lượng nhân công phục vụ ngành xi măng còn lớn, nhất là ở các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước. Trong khi đó, do nhân sự ngành nay luôn biến động, thiếu tính ổn định nên việc vận hành, quản trị, thực thi chiến lược… không dài hạn, bền vững.
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp xi măng vẫn chậm chạp trong cập nhật các kiến thức quản trị mới. Do chỉ tập trung sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp ít có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, mạnh dạn áp dụng các phương thức quản trị hiện đại, tiên tiến dẫn đến nhiều khâu chồng chéo, thiếu hiệu quả.
Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh, ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp ngành xi măng cần có sự hiệu chỉnh cần thiết về quản trị, cần mạnh dạn xóa bỏ cái cũ, cập nhật cái mới, minh bạch hóa thông tin…
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet