Xuân La, Hà Nội: Giáo viên phản đối việc thu đất trường xây chung cư
Thực hiện chủ trương giúp đỡ những giáo viên có nhu cầu về chỗ ở, từ năm 1997, Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội đã làm các thủ tục phân nhà cho các giáo viên đến sinh sống tại tổ 40 (cụm 5, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Thế nhưng, những căn nhà này bất ngờ bị nhà trường "đòi" lại để xây dựng chung cư khiến cho các hộ dân đang sinh sống tại đây có nguy cơ "đứng đường" nếu không có đủ tiền mua căn hộ chung cư.
Năm 1992, xuất phát từ nhu cầu về nhà ở của các giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường đã có chủ trương làm các thủ tục xin hợp thức quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng khu nhà đất tại tổ 40, cụm 5 thành nhà ở cho giáo viên và CBCNV nhà trường.
Ngày 18/12/1992, Trường tổ chức họp liên tịch gồm các thành phần: Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn... đã đi đến thống nhất làm văn bản chính thức đề nghị TP Hà Nội chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất trên thành khu tập thể cho cán bộ giáo viên.
Ngày 27/10/1997, lãnh đạo trường tiến hành họp xem xét đơn xin phân nhà tập thể của các giáo viên và trong các năm 1997-2003 đã có 22 cán bộ, giáo viên được phân nhà tập thể tại địa chỉ trên. Các hộ được phân nhà đã phải nộp từ 20- 30 triệu đồng tuỳ theo diện tích ở. Sau khi nộp tiền đầy đủ, nhà trường đã cấp biên lai thu tiền và làm các thủ tục bàn giao nhà, đất cho từng hộ gia đình.
Gần 15 năm sinh sống ổn định, các hộ gia đình đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho địa phương cũng như của nhà nước quy định. Thế nhưng, thời gian gần đây, lãnh đạo nhà trường lại quay ngoắt 180o, khi cho rằng những căn nhà này các giáo viên mượn của nhà trường. Thậm chí, nhà trường còn gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi các căn nhà trên để xây chung cư. Theo phản ánh, những gia đình này sẽ không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ khoảng 2 triệu đồng/m2. Trong khi đó, chung cư xây dựng lên thì các gia đình muốn đến ở phải mua theo giá mà chủ đầu tư quy định.
Ông Vũ Công Hưng (giáo viên đã về hưu) cho biết, thời điểm nộp tiền mua nhà so với đồng lương công chức, số tiền các giáo viên phải nộp cho nhà trường là vô cùng lớn. Khi đó, nhiều giáo viên có tên trong danh sách được xét phân nhà đã phải chạy vạy vất vả mới lo được khoản tiền trên. "Khi đó, cá nhân tôi sắp về hưu được tạo điều kiện mua căn nhà, cả gia đình đã phải dốc hết "hầu bao" mới đủ. Thời điểm ấy, trường đã hứa hoàn tất các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để hợp thức hoá nhà cho chúng tôi thì chúng tôi mới nộp tiền mua. Thực tế, với số tiền ấy gia đình tôi thừa sức mua được một suất đất tương tự trên địa bàn"- ông Hưng nói.
Chúng tôi hỏi: "Nếu là nhà cho mượn, tại sao các giáo viên lại phải đóng một khoản kinh phí rất lớn (thời điểm 1997- PV). Mặt khác, nếu không phải chủ sử dụng đất thì tại sao hàng năm họ đều phải nộp thuế sử dụng đất?". Ông Đề lấp lửng: "Đó là tiền làm đường, vách ngăn giữa các căn nhà tập thể cho các giáo viên ở. Việc đóng thuế đất là đương nhiên, vì họ ở nhờ thì phải đóng thuế chứ. Như con trai tôi chẳng hạn, tôi cho ở nhờ thì nó phải đóng thuế đất chứ".
Trái với cách trả lời của ông Đề, thầy giáo Thiều Tăng Kiến- nguyên Hiệu trưởng Trường GTCCHN (ông Kiến từng nhiều lần chủ trì các cuộc họp xét duyệt việc phân nhà cho giáo viên- PV) khẳng định, khu tập thể tại tổ 40 đã được nhà trường chủ trương phân cho các giáo viên có khó khăn về nhà ở.
Trước khi phân nhà cho CBCNV, lãnh đạo trường đã tiến hành họp và ban hành nhiều nghị quyết. Tất cả những vấn đề trên đều giải quyết với ý chí tập thể và có các Nghị quyết đi kèm nên các lãnh đạo của trường sau này phải có trách nhiệm chấp hành. "Khi tôi về hưu, công việc này vẫn đang giải quyết dở dang, chưa được triệt để nên tôi đã bàn giao cho lãnh đạo mới, trách nhiệm đó thuộc về họ. Tôi thực sự cảm thấy buồn khi những nghị quyết trước đây đã không được chấp hành mà lại bị ban lãnh đạo mới thay đổi. Hiện quyền hành của tôi không còn nữa nhưng tôi mong các đơn vị liên quan giải quyết có lý có tình, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cán bộ giáo viên. Tôi khẳng định đây là khu vực nhà tập thể được phân cho các CBCNV để ở nhưng thủ tục để hợp thức hoá chưa hoàn thiện thôi. Khi đó, họ cũng đã phải đóng góp một khoản kinh phí tương ứng với giá trị thực của nó trên thị trường tại khu vực ấy"- thầy Kiến chia sẻ.
Rõ ràng, việc xây dựng khu chung cư tại tổ 40 đã không được lòng những hộ dân đang sinh sống tại đây. Bên cạnh đó, những cư dân sinh sống tại khu tập thể cũng chẳng phải ai xa lạ, họ đã và đang là những cán bộ, giáo viên đã có nhiều năm công tác, cống hiến tại trường.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin được trích những tâm tư của ông Vũ Công Hưng: "Cống hiến trọn cả cuộc đời, tôi cứ nghĩ được nhà trường quan tâm, ưu ái mua cho một căn nhà trong khu tập thể. Do không đủ tiền, nên tôi đã bảo con đóng góp vào mua, không ngờ lại vô tình làm khổ cho con cái khiến tôi rất khổ tâm". Có lẽ, những trăn trở của thầy Hưng, thầy Kiến đáng để lãnh đạo Trường GTCCHN suy ngẫm. Bởi lẽ, xét cho cùng bên cái lý, còn có cái tình.
Chủ trương không được lòng giáo viên
Theo đơn trình bày, ngày 10/9/1974, UBND Hà Nội có công văn số 282 chấp thuận cho Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội (Trường GTCCHN) mượn khu đất tại tổ 40, cụm 5, phường Xuân La.Năm 1992, xuất phát từ nhu cầu về nhà ở của các giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường đã có chủ trương làm các thủ tục xin hợp thức quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng khu nhà đất tại tổ 40, cụm 5 thành nhà ở cho giáo viên và CBCNV nhà trường.
Ngày 18/12/1992, Trường tổ chức họp liên tịch gồm các thành phần: Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn... đã đi đến thống nhất làm văn bản chính thức đề nghị TP Hà Nội chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất trên thành khu tập thể cho cán bộ giáo viên.
Ngày 27/10/1997, lãnh đạo trường tiến hành họp xem xét đơn xin phân nhà tập thể của các giáo viên và trong các năm 1997-2003 đã có 22 cán bộ, giáo viên được phân nhà tập thể tại địa chỉ trên. Các hộ được phân nhà đã phải nộp từ 20- 30 triệu đồng tuỳ theo diện tích ở. Sau khi nộp tiền đầy đủ, nhà trường đã cấp biên lai thu tiền và làm các thủ tục bàn giao nhà, đất cho từng hộ gia đình.
Gần 15 năm sinh sống ổn định, các hộ gia đình đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho địa phương cũng như của nhà nước quy định. Thế nhưng, thời gian gần đây, lãnh đạo nhà trường lại quay ngoắt 180o, khi cho rằng những căn nhà này các giáo viên mượn của nhà trường. Thậm chí, nhà trường còn gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi các căn nhà trên để xây chung cư. Theo phản ánh, những gia đình này sẽ không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ khoảng 2 triệu đồng/m2. Trong khi đó, chung cư xây dựng lên thì các gia đình muốn đến ở phải mua theo giá mà chủ đầu tư quy định.
Ông Vũ Công Hưng (giáo viên đã về hưu) cho biết, thời điểm nộp tiền mua nhà so với đồng lương công chức, số tiền các giáo viên phải nộp cho nhà trường là vô cùng lớn. Khi đó, nhiều giáo viên có tên trong danh sách được xét phân nhà đã phải chạy vạy vất vả mới lo được khoản tiền trên. "Khi đó, cá nhân tôi sắp về hưu được tạo điều kiện mua căn nhà, cả gia đình đã phải dốc hết "hầu bao" mới đủ. Thời điểm ấy, trường đã hứa hoàn tất các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để hợp thức hoá nhà cho chúng tôi thì chúng tôi mới nộp tiền mua. Thực tế, với số tiền ấy gia đình tôi thừa sức mua được một suất đất tương tự trên địa bàn"- ông Hưng nói.
Ông Nguyễn Minh Đề trong buổi làm việc với PV Báo GĐ&XH. |
Sự bất nhất của lãnh đạo trường
Làm việc với PV về việc trên, ông Nguyễn Minh Đề- Phó Hiệu trưởng Trường GTCCHN cho biết, nhiều năm qua khu tập thể này được trường cho các giáo viên mượn ở tạm. Hiện tại, khu tập thể này được thu hồi để xây dựng chung cư 15 tầng, những hộ dân đang sinh sống ổn định tại đây sẽ được ưu tiên mua nhà giá gốc. Ông Đề cũng thừa nhận, khi đó để được phân nhà các giáo viên phải làm đơn và nộp một khoản tiền nhất định cho nhà trường.Chúng tôi hỏi: "Nếu là nhà cho mượn, tại sao các giáo viên lại phải đóng một khoản kinh phí rất lớn (thời điểm 1997- PV). Mặt khác, nếu không phải chủ sử dụng đất thì tại sao hàng năm họ đều phải nộp thuế sử dụng đất?". Ông Đề lấp lửng: "Đó là tiền làm đường, vách ngăn giữa các căn nhà tập thể cho các giáo viên ở. Việc đóng thuế đất là đương nhiên, vì họ ở nhờ thì phải đóng thuế chứ. Như con trai tôi chẳng hạn, tôi cho ở nhờ thì nó phải đóng thuế đất chứ".
Trái với cách trả lời của ông Đề, thầy giáo Thiều Tăng Kiến- nguyên Hiệu trưởng Trường GTCCHN (ông Kiến từng nhiều lần chủ trì các cuộc họp xét duyệt việc phân nhà cho giáo viên- PV) khẳng định, khu tập thể tại tổ 40 đã được nhà trường chủ trương phân cho các giáo viên có khó khăn về nhà ở.
Trước khi phân nhà cho CBCNV, lãnh đạo trường đã tiến hành họp và ban hành nhiều nghị quyết. Tất cả những vấn đề trên đều giải quyết với ý chí tập thể và có các Nghị quyết đi kèm nên các lãnh đạo của trường sau này phải có trách nhiệm chấp hành. "Khi tôi về hưu, công việc này vẫn đang giải quyết dở dang, chưa được triệt để nên tôi đã bàn giao cho lãnh đạo mới, trách nhiệm đó thuộc về họ. Tôi thực sự cảm thấy buồn khi những nghị quyết trước đây đã không được chấp hành mà lại bị ban lãnh đạo mới thay đổi. Hiện quyền hành của tôi không còn nữa nhưng tôi mong các đơn vị liên quan giải quyết có lý có tình, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cán bộ giáo viên. Tôi khẳng định đây là khu vực nhà tập thể được phân cho các CBCNV để ở nhưng thủ tục để hợp thức hoá chưa hoàn thiện thôi. Khi đó, họ cũng đã phải đóng góp một khoản kinh phí tương ứng với giá trị thực của nó trên thị trường tại khu vực ấy"- thầy Kiến chia sẻ.
Rõ ràng, việc xây dựng khu chung cư tại tổ 40 đã không được lòng những hộ dân đang sinh sống tại đây. Bên cạnh đó, những cư dân sinh sống tại khu tập thể cũng chẳng phải ai xa lạ, họ đã và đang là những cán bộ, giáo viên đã có nhiều năm công tác, cống hiến tại trường.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin được trích những tâm tư của ông Vũ Công Hưng: "Cống hiến trọn cả cuộc đời, tôi cứ nghĩ được nhà trường quan tâm, ưu ái mua cho một căn nhà trong khu tập thể. Do không đủ tiền, nên tôi đã bảo con đóng góp vào mua, không ngờ lại vô tình làm khổ cho con cái khiến tôi rất khổ tâm". Có lẽ, những trăn trở của thầy Hưng, thầy Kiến đáng để lãnh đạo Trường GTCCHN suy ngẫm. Bởi lẽ, xét cho cùng bên cái lý, còn có cái tình.
(Theo Giadinh.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet