Xử lý vi phạm về đặt cọc trong giao dịch mua bán nhà, đất
Người nhận đặt cọc vi phạm hợp đồng sẽ phải trả cho người đặt cọc toàn bộ tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
Tuy nhiên, trên thực tế một số lượng không nhỏ “suất” đất trong dự án vẫn được giao dịch trên thị trường dưới hình thức hợp đồng vay vốn hay hợp đồng góp vốn đầu tư.
Với hình thức giao dịch trên, tài sản mua bán chưa được đảm bảo cho nên giữa người chủ “suất đất” và người muốn sở hữu lại “suất đất” đó thường có ký cam kết hợp đồng đặt cọc hoặc quy định thưởng - phạt.
Vậy khi dự án không thành công, những suất đất đó cũng sẽ không được chuyển sang hợp đồng mua bán để có thể sở hữu tài sản đó thì việc xử lý vi phạm về việc đặt cọc sẽ được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết như sau:
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vây, trong giao dịch mua bán nhà, đất khi có thảo thuận đặt cọc, nếu bên nhật đặt cọc không thực hiện được giao kết sẽ phải trả lại tài sản đặt cọc cho người đặt cọc, ngoài ra còn phải bồi thường số tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc cho người đặt cọc. Còn khi người đặt cọc không thực hiện giao kết thì tài sản đặt cọc thuộc về người nhận đặt cọc.
Theo CafeF
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet