"Xử lý" nhà mỏng, méo tại quận, huyện: Phấp phỏng lo dân kiện!
"Hiện tại, Thành phố Hà Nội đang giao cho các Quận được phép ra quyết định thu hồi đất những nhà siêu mỏng siêu méo. Việc này không cẩn thận rất có thể bị kiện", Chủ tịch UBND quận Đống Đa Trần Đức Học bày tỏ.
Theo thống kê toàn quận Đống Đa có 73 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo; trong đó có 50 trường hợp diện tích đất dùng để xây nhà quá nhỏ, 23 trường hợp còn lại rộng hơn và sát liền bên nhau.
Chủ tịch quận Đống Đa - Trần Đức Học cho biết, thực hiện chủ trương của thành phố về việc giải quyết dứt điểm các nhà siêu mỏng siêu méo, quận đã lập hồ sơ 73 trường hợp, trong đó dự tính sẽ thu hồi đất của 50 nhà siêu mỏng, siêu méo; 23 trường hợp còn lại đang vận động người dân hợp khối.
“Quận đang nỗ lực để từ nay đến tháng 10 sẽ xử lý xong 23 trường hợp có thể hợp khối. Tuy nhiên, vấn đề nan giải hiện nay là việc thu hổi đất các nhà siêu mỏng siêu méo rất khó”, Chủ tịch UBND quận Đống Đa than.
Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, theo quy định chỉ Chủ tịch thành phố mới được phép ra quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện thành phố đang giao cho các quận làm việc này nhưng nếu quận ra quyết định thu hồi đất thì sẽ là trái Luật đất đai và có thể bị kiện.
Để tháo gỡ khó khăn trên, ông Học cho biết, quận đang giao cho các phường làm dự án đầu tư, sau đó nếu thu hồi đất thì sẽ đề nghị thành phố ra quyết định thu hồi.
Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến thời điểm hiện tại, thống kê của 13/29 quận, huyện, toàn thành phố có khoảng 632 ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo. Theo kế hoạch, cuối tháng 6, các quận, huyện phải hoàn thành phương án xử lý các nhà siêu mỏng siêu méo. Tuy nhiên, đến nay mới có 4 quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai gửi hồ sơ phương án các trường hợp hợp khối công trình sang Sở Quy hoạch Kiến trục thẩm định. Các quận khác vẫn đang trong giai đoạn lập phương án hợp khối.
Vẫn theo Sở Xây dựng, trong số 632 nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại trên địa bàn thành phố sẽ có khoảng gần 200 trường hợp bị thu hồi đất theo Quyết định 15 của thành phố. Trong các quận, huyện có nhà siêu mỏng, siêu méo bị thu hồi đất, đứng đầu là huyện Từ Liêm với 61 trường hợp bị thu hồi. Tiếp đến là các quận Ba Đình và Đống Đa đều có 60 trường hợp. Các quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đều có 8 trường hợp.
Theo Sở Xây dựng, sau khi thành phố có chủ trương cho phép các hộ có nhà siêu mỏng, siêu méo tự thỏa thuận để hợp khối công trình, đến thời điểm này đã có 21 căn hộ được hợp khối thành công. Hiện thành phố đang thông báo yêu cầu gần 70 hộ khác đủ điều kiện hợp khối công trình tiếp tục hợp khối.
“Đến thời điểm này toàn thành phố đã xử lý được gần 40 nhà siêu mỏng, siêu méo vi phạm trật tự xây dựng khôi phục hiện trạng ban đầu; trong đó, quận “trảm” được nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo nhiều nhất là Thanh Xuân với 30 trường hợp và Cầu Giấy 9 trường hợp. Hiện có 37 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo được các quận đề nghị giữ nguyên hiện trạng”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Trước đó, báo cáo với lãnh đạo thành phố ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có 533 nhà siêu mỏng, siêu méo tại 29/29 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 200 trường hợp tồn tại trước khi có quyết định 26/2005 của UBND thành phố, 186 trường hợp hình thành sau quyết định 26. Tuy nhiên, hiện còn 147 trường hợp chưa xác định được thời điểm hình thành.
Theo ông Phó Giám đốc Sở, nguyên nhân gây nên tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo ở các tuyến đường của thủ đô là do quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch chi tiết còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khu vực mới mở rộng.
Quá trình phát triển đô thị, mở đường mới chỉ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đường đỏ. Quy hoạch kiến trúc mặt ngoài tuyến phố cũng chưa có, cũng như việc xử lý đối với phần diện tích đất còn lại sau khi mở đường chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thiếu cơ chế... đã dẫn đến những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2011 sẽ “trảm” hết số nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch quận Đống Đa - Trần Đức Học cho biết, thực hiện chủ trương của thành phố về việc giải quyết dứt điểm các nhà siêu mỏng siêu méo, quận đã lập hồ sơ 73 trường hợp, trong đó dự tính sẽ thu hồi đất của 50 nhà siêu mỏng, siêu méo; 23 trường hợp còn lại đang vận động người dân hợp khối.
“Quận đang nỗ lực để từ nay đến tháng 10 sẽ xử lý xong 23 trường hợp có thể hợp khối. Tuy nhiên, vấn đề nan giải hiện nay là việc thu hổi đất các nhà siêu mỏng siêu méo rất khó”, Chủ tịch UBND quận Đống Đa than.
Nhà siêu mỏng, siêu méo trên một số tuyến phố của Hà Nội. Ảnh: Xuân Tùng |
Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, theo quy định chỉ Chủ tịch thành phố mới được phép ra quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện thành phố đang giao cho các quận làm việc này nhưng nếu quận ra quyết định thu hồi đất thì sẽ là trái Luật đất đai và có thể bị kiện.
Để tháo gỡ khó khăn trên, ông Học cho biết, quận đang giao cho các phường làm dự án đầu tư, sau đó nếu thu hồi đất thì sẽ đề nghị thành phố ra quyết định thu hồi.
Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến thời điểm hiện tại, thống kê của 13/29 quận, huyện, toàn thành phố có khoảng 632 ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo. Theo kế hoạch, cuối tháng 6, các quận, huyện phải hoàn thành phương án xử lý các nhà siêu mỏng siêu méo. Tuy nhiên, đến nay mới có 4 quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai gửi hồ sơ phương án các trường hợp hợp khối công trình sang Sở Quy hoạch Kiến trục thẩm định. Các quận khác vẫn đang trong giai đoạn lập phương án hợp khối.
Vẫn theo Sở Xây dựng, trong số 632 nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại trên địa bàn thành phố sẽ có khoảng gần 200 trường hợp bị thu hồi đất theo Quyết định 15 của thành phố. Trong các quận, huyện có nhà siêu mỏng, siêu méo bị thu hồi đất, đứng đầu là huyện Từ Liêm với 61 trường hợp bị thu hồi. Tiếp đến là các quận Ba Đình và Đống Đa đều có 60 trường hợp. Các quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đều có 8 trường hợp.
Cấp quận than khó thu hồi đất nhà siêu mỏng, siêu méo. Ảnh: Xuân Tùng |
Theo Sở Xây dựng, sau khi thành phố có chủ trương cho phép các hộ có nhà siêu mỏng, siêu méo tự thỏa thuận để hợp khối công trình, đến thời điểm này đã có 21 căn hộ được hợp khối thành công. Hiện thành phố đang thông báo yêu cầu gần 70 hộ khác đủ điều kiện hợp khối công trình tiếp tục hợp khối.
“Đến thời điểm này toàn thành phố đã xử lý được gần 40 nhà siêu mỏng, siêu méo vi phạm trật tự xây dựng khôi phục hiện trạng ban đầu; trong đó, quận “trảm” được nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo nhiều nhất là Thanh Xuân với 30 trường hợp và Cầu Giấy 9 trường hợp. Hiện có 37 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo được các quận đề nghị giữ nguyên hiện trạng”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Trước đó, báo cáo với lãnh đạo thành phố ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có 533 nhà siêu mỏng, siêu méo tại 29/29 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 200 trường hợp tồn tại trước khi có quyết định 26/2005 của UBND thành phố, 186 trường hợp hình thành sau quyết định 26. Tuy nhiên, hiện còn 147 trường hợp chưa xác định được thời điểm hình thành.
Theo ông Phó Giám đốc Sở, nguyên nhân gây nên tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo ở các tuyến đường của thủ đô là do quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch chi tiết còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khu vực mới mở rộng.
Quá trình phát triển đô thị, mở đường mới chỉ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đường đỏ. Quy hoạch kiến trúc mặt ngoài tuyến phố cũng chưa có, cũng như việc xử lý đối với phần diện tích đất còn lại sau khi mở đường chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thiếu cơ chế... đã dẫn đến những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2011 sẽ “trảm” hết số nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố.
(Theo Vnmedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet