Xử lý nghiêm các lều lán trái phép trong khu đô thị
Các cơ quan chức năng của quận Long Biên, Hà Nội vừa tổ chức cưỡng chế phá dỡ gần 50 lều lán tại khu đô thị sinh thái Việt Hưng vào hai ngày 13 và 14/1. Những trường hợp vi phạm tương tự tại các khu đô thị cũng sẽ bị xử lý nghiêm.
Những lều lán này "mọc lên" từ 3 tháng nay, được làm từ bất kỳ vật liệu nào, thậm chí nhiều chiếc lều dựng trên mặt ao, mương, cống thoát nước.
Chủ của những chiếc lều là 17 hộ dân, dựng lều lán trên đất nông nghiệp rồi cho công nhân thuê. Trung bình mỗi chiếc lều có diện tích 40 -70m 2 và được thuê với giá từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm cao nhất, có tới 700 công nhân sinh sống tại đây. Giữa một khu đô thị khang trang, hiện đại, những chiếc lều này trông thật nhếch nhác, mất mỹ quan.
Ông Thẩm Văn Vỹ, Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng, quận Long Biên cho biết: Khu đô thị Việt Hưng với tổng diện tích gần 200ha, nằm trong 4 phường là Việt Hưng, Giang Biên, Sài Đồng và Phúc Lợi. Hiện có 130 nhà thầu làm việc tại đây với 5.000 công nhân. Các cai thầu xây dựng chỉ thuê công nhân tứ xứ đến đây làm chứ họ không hề lo chỗ ăn, ở cho công nhân. Chính vì thế mà các lều lán đua nhau "mọc lên". Sau nhiều lần quận thuyết phục, họ không tự nguyện dỡ bỏ nên chúng tôi buộc phải tiến hành cưỡng chế.
Còn Trung tá Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trưởng Công an phường Việt Hưng bức xúc: Mấy trăm con người tập trung trong các lều lán tạm đó không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường mà còn dẫn đến những phức tạp khác về ANTT. Thậm chí, cách đây không lâu, qua kiểm tra hành chính, chúng tôi còn bắt được một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy. Sau khi có kế hoạch của UBND quận Long Biên về việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, chúng tôi đã phối hợp với lực lượng trong quận và phường kiên quyết xóa bỏ tụ điểm này, trả lại cảnh quan nơi đây và duy trì ANTT trên địa bàn.
Không chỉ tại khu đô thị sinh thái Việt Hưng, ở các công trình xây dựng khác trong thành phố cũng đều có tình trạng này. Đó là các lều lán tạm bợ của công nhân do những chủ đất dựng lên cho thuê. Hậu quả thì ai cũng rõ, nhưng không phải chính quyền địa phương nào cũng làm mạnh tay như ở Việt Hưng. Từ thực tế này đòi hỏi các chủ thầu xây dựng phải có lán trại nằm trong khu vực thi công để công nhân được sinh hoạt thuận tiện và coi đây như một điều kiện bắt buộc khi ký cam kết đảm bảo ANTT với chính quyền cơ sở.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm, không để các lều lán "mọc lên" khiến cho bộ mặt phố phường thêm nhem nhuốc và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người dân xung quanh.
Chủ của những chiếc lều là 17 hộ dân, dựng lều lán trên đất nông nghiệp rồi cho công nhân thuê. Trung bình mỗi chiếc lều có diện tích 40 -70m 2 và được thuê với giá từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm cao nhất, có tới 700 công nhân sinh sống tại đây. Giữa một khu đô thị khang trang, hiện đại, những chiếc lều này trông thật nhếch nhác, mất mỹ quan.
Ảnh minh họa |
Ông Thẩm Văn Vỹ, Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng, quận Long Biên cho biết: Khu đô thị Việt Hưng với tổng diện tích gần 200ha, nằm trong 4 phường là Việt Hưng, Giang Biên, Sài Đồng và Phúc Lợi. Hiện có 130 nhà thầu làm việc tại đây với 5.000 công nhân. Các cai thầu xây dựng chỉ thuê công nhân tứ xứ đến đây làm chứ họ không hề lo chỗ ăn, ở cho công nhân. Chính vì thế mà các lều lán đua nhau "mọc lên". Sau nhiều lần quận thuyết phục, họ không tự nguyện dỡ bỏ nên chúng tôi buộc phải tiến hành cưỡng chế.
Còn Trung tá Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trưởng Công an phường Việt Hưng bức xúc: Mấy trăm con người tập trung trong các lều lán tạm đó không chỉ gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường mà còn dẫn đến những phức tạp khác về ANTT. Thậm chí, cách đây không lâu, qua kiểm tra hành chính, chúng tôi còn bắt được một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy. Sau khi có kế hoạch của UBND quận Long Biên về việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, chúng tôi đã phối hợp với lực lượng trong quận và phường kiên quyết xóa bỏ tụ điểm này, trả lại cảnh quan nơi đây và duy trì ANTT trên địa bàn.
Không chỉ tại khu đô thị sinh thái Việt Hưng, ở các công trình xây dựng khác trong thành phố cũng đều có tình trạng này. Đó là các lều lán tạm bợ của công nhân do những chủ đất dựng lên cho thuê. Hậu quả thì ai cũng rõ, nhưng không phải chính quyền địa phương nào cũng làm mạnh tay như ở Việt Hưng. Từ thực tế này đòi hỏi các chủ thầu xây dựng phải có lán trại nằm trong khu vực thi công để công nhân được sinh hoạt thuận tiện và coi đây như một điều kiện bắt buộc khi ký cam kết đảm bảo ANTT với chính quyền cơ sở.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm, không để các lều lán "mọc lên" khiến cho bộ mặt phố phường thêm nhem nhuốc và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người dân xung quanh.
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet