Xu hướng sử dụng kính trong thiết kế nội thất
Hiện nay, kính xây dựng càng ngày càng tỏ rõ ưu điểm và ưu thế vượt trội so với các loại vật liệu khác. Sử dụng kính đang trở thành một xu hướng mới trong các công trình gần đây.
Vật liệu của kiến trúc hiện đại
Sử dụng kính trong thiết kế nội thất
Kính được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất để làm vách ngăn; với ưu điểm không chiếm diện tích và không làm bó hẹp không gian. Ở văn phòng, các vách ngăn bằng kính giúp cách âm, ngăn tiếng ồn nhưng lại đảm bảo các hoạt động vẫn được nhìn thấy. Trong nhà, vách ngăn kính giúp che chắn nhưng vẫn đem lại ánh sáng cho các khu vực hay bị thiếu sáng như phòng tắm, phòng vệ sinh. Với nhiều trường hợp khác, kính được sử dụng làm vách ngăn cho một không gian nhỏ cần sử dụng máy điều hòa (máy lạnh) mà không làm ảnh hưởng tới tổng thể của không gian lớn, không chia cắt không gian lớn.
Cân nhắc khi sử dụng kính
Ngoài những ưu điểm trên, thì ngay khi ra đời, kính cũng thể hiện những nhược điểm, đó là khả năng chịu lực kém, dễ vỡ và không an toàn (có thể gây sát thương). Kính (thời gian đầu) khó tạo ra những mặt hình học khác ngoài mặt phẳng, khó tạo những chu vi phức tạp. Kính cũng dễ bị phá hủy khi xảy ra chấn động cơ học, dễ cháy nổ hơn so với các loại vật liệu khác. Kính còn tạo ra hiệu ứng nhiệt (hiệu ứng lồng kính) – là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Việc sử dụng kính đúng chỗ, đúng cách và vừa đủ sẽ đem lại hiệu quả tốt, còn ngược lại, có thể để lại nhiều hậu quả xấu, không chỉ đối với công trình, không gian sống mà còn đối với cả môi trường thiên nhiên - nhất là khi sử dụng kính trong không gian nội thất.
Nếu như trước kia, kính đa phần chỉ xuất hiện ở cửa (cửa kính) để lấy sáng và chắn gió bụi, thì bây giờ, kính có mặt ở nhiều nơi khác và được sử dụng cả cho các đồ nội thất. Kính trở thành một vật liệu tiêu biểu của kiến trúc hiện đại (cùng với thép và bê-tông). Vật liệu kính gợi cảm, sang trọng, sạch sẽ và chuẩn mực...
Kính làm bộ mặt của kiến trúc nhẹ nhàng và bay bổng hơn, thay thế cho sự nặng nề của những bức tường đặc, tiết kiệm được diện tích. Vật liệu kính cho cảm giác mở rộng không gian và tầm nhìn, phô bày được các thành phần kiến trúc - nội thất theo cả chiều rộng và chiều sâu; làm tăng thẩm mỹ không gian kiến trúc, tăng hiệu quả thị giác và hiệu quả chiếu sáng.
Sử dụng kính trong thiết kế nội thất
Kính được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất để làm vách ngăn; với ưu điểm không chiếm diện tích và không làm bó hẹp không gian. Ở văn phòng, các vách ngăn bằng kính giúp cách âm, ngăn tiếng ồn nhưng lại đảm bảo các hoạt động vẫn được nhìn thấy. Trong nhà, vách ngăn kính giúp che chắn nhưng vẫn đem lại ánh sáng cho các khu vực hay bị thiếu sáng như phòng tắm, phòng vệ sinh. Với nhiều trường hợp khác, kính được sử dụng làm vách ngăn cho một không gian nhỏ cần sử dụng máy điều hòa (máy lạnh) mà không làm ảnh hưởng tới tổng thể của không gian lớn, không chia cắt không gian lớn.
Ngoài ra, kính còn được sử dụng như một bề mặt trang trí với các loại kính mài, kính phun cát, kính điêu khắc, kính sơn... Các dạng kính này có thể được sử dụng như vách ngăn, bình phong, tranh hay mặt cánh tủ, mặt ốp tường,... nhằm tăng tính thẩm mỹ và thuận tiện cho việc lau chùi vệ sinh.
Cân nhắc khi sử dụng kính
Ngoài những ưu điểm trên, thì ngay khi ra đời, kính cũng thể hiện những nhược điểm, đó là khả năng chịu lực kém, dễ vỡ và không an toàn (có thể gây sát thương). Kính (thời gian đầu) khó tạo ra những mặt hình học khác ngoài mặt phẳng, khó tạo những chu vi phức tạp. Kính cũng dễ bị phá hủy khi xảy ra chấn động cơ học, dễ cháy nổ hơn so với các loại vật liệu khác. Kính còn tạo ra hiệu ứng nhiệt (hiệu ứng lồng kính) – là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới như hiện nay, các nhà sản xuất đã giải quyết và khắc phục được rất nhiều các nhược điểm của kính, để đưa kính lên thành một loại vật liệu hàng đầu hữu dụng cho kiến trúc và nội thất.
Việc sử dụng kính đúng chỗ, đúng cách và vừa đủ sẽ đem lại hiệu quả tốt, còn ngược lại, có thể để lại nhiều hậu quả xấu, không chỉ đối với công trình, không gian sống mà còn đối với cả môi trường thiên nhiên - nhất là khi sử dụng kính trong không gian nội thất.
(Theo Landtoday)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet