Xu hướng đầu tư bất động sản thay đổi sau Covid-19
Tại tọa đàm: “Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: Dẫn dắt dòng tiền” do tạp chí THELEADER tổ chức, nhiều diễn giả cùng chung nhận định là đại dịch Covid-19 đã khiến hành vi thói quen của người dùng thay đổi, kéo theo cả những biến đổi trong xu hướng chọn mua, đầu tư bất động sản.
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, trong xu hướng lựa chọn nơi nghỉ dưỡng, hành vi của khách hàng bây giờ là lựa chon các kì nghỉ ngắn, đi lại thuận tiện hơn và sử dụng phương tiện cá nhân. Xu hướng staycation đang phát triển mạnh thời gian gần đây.
Trước đây, phần lớn chủ đầu tư tập trung vào nhu cầu của khách là nhu cầu về phục vụ kỳ nghỉ. Những kì nghỉ này thường khá dài và phải sắp xếp thời gian, và người đi nghỉ phần lớn là dùng tới phương tiện máy bay và phải sắp xếp công việc học hành của cả gia đình. Thế nhưng Covid khiến con người ngại hành vi đi xa, phải di chuyển bằng máy bay. Do đó, bất động sản nghỉ dưỡng đã có sự thay đổi đáng kể.
Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group
Ông Tuyển cho biết, trong các dịp nghỉ lễ vừa qua, ông quan sát thấy nhiều tín đồ du lịch không còn “check in” ở biển mà họ chọn đồi núi, các điểm ven đô như Vĩnh Phúc, Hoà Bình để đến. Hành vi khách hàng đã thay đổi, họ ngại di chuyển bằng máy bay, những chuyến đi quá xa. Khách hàng có xu hướng tìm đến nơi có cảnh quan địa hình tốt, văn hoá đặc sắc và thuận tiện di chuyển cá nhân.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty CP Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô cho biết hậu Covid đem đến nhiều sự thay đổi trong thói quen người dùng. Sự trỗi dậy của bất động sản nghỉ dưỡng ven đô, cụ thể là Hòa Bình là một minh chứng cho sự thay đổi này.
Theo ông Trung, Hòa Bình vốn là vùng đất không có nhiều dấu ấn trên bản đồ bất động sản Việt Nam nhưng gần đây được nhắc rất nhiều trên các mặt báo. Một số nghiên cứu của các kênh thông tin bất động sản cũng cho thấy Hòa Bình tăng trưởng mạnh về lượt tìm kiếm bất động sản.
Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty CP Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô
Covid đã khiến thói quen người dùng thay đổi . Theo công ty nghiên cứu thị trường The Nielsen, sự thay đổi của người Việt được thể hiện qua những con số đáng chú ý: 47% lượng người thay đổi thói quen ăn uống và hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khoẻ, 60% thay đổi các hoạt động giải trí hạn chế đến nơi đông người; 70% xem xét lại các địa điểm du lịch.
Cụ thể của việc xem xét lại các địa điểm du lịch là tránh đến nơi đông người, hạn chế phương tiện công cộng, lười đi du lịch xa và quan tâm đến sức khoẻ. Người dân có xu hướng đi du lịch gần bằng phương tiện cá nhân. Đó là xu hướng du lịch staycation. Các thói quen, hành vi thay đổi sang staycation khiến nghỉ dưỡng vùng ven phát triển tốt vì gần thị trường mục tiêu. Trên thực tế, không chỉ vùng ven Hà Nội mà Vũng Tàu cũng tăng trưởng mạnh so với Phú Quốc là thị trường du lịchtruyền thống. Vũng Tàu vươn lên như một thị trường mới khi người thành phố nhận ra rằng du lịch gần có những thú vị riêng. Với công thức 80-20, họ trả 20% chi phí nhưng thụ hưởng 80% chi phí. Tương tự, tại phía Bắc, Hòa Bình nằm sát Hà Nội và là trung chuyển lên vùng Tây Bắc nên rất thuận tiện cho du lịch. Do đó, Hòa Bình được lựa chọn trở thành điểm đến của xu hướng du lịch staycation.
Tuy nhiên, theo ông Trung, Covid chỉ là một tác động không cốt lõi. Cốt lõi sự phát triển của các thị trường nghỉ dưỡng ven đô là nhờ hạ tầng giao thông, phê duyệt quy hoạch.
Các thị trường nghỉ dưỡng mang tính chất staycation này có nhiều yếu tố lợi thế mà trong đó có hai cái quan trọng nhất. Một là thời gian di chuyển, chỉ mất trung bình từ 45 phút đến 2 tiếng đồng hồ. Hai là tiết kiệm về chi phí. Khách du lịch thay vì phải bỏ 2-4 triệu đồng tiền vé máy bay thì chỉ cần khoảng 200 nghìn đồng đã ra được đến ngoại ô để tận hương kì nghỉ mà họ muốn.
An An
>> Hậu Covid-19: Dòng tiền đầu tư dịch chuyển
>> Kênh đầu tư vua vẫn nóng dù thị trường khó khăn
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet