Xi măng chịu mặn cho công trình ven biển
Các công trình xây dựng ven biển bằng xi măng thường sẽ bị phá huỷ sau 5 - 7 năm sử dụng, do tác dụng ăn mòn của muối sunphat. Một loại xi măng chịu mặn do Nhà máy xi măng X18 (Bộ Quốc phòng) sản xuất sẽ giúp loại bỏ tình trạng đó.
Sản phẩm xi măng poóclăng bền sunphat mác cao (PCHS30) do Trung tá Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc nhà máy và các cộng sự nghiên cứu, chế thử thành công từ năm 1998, vừa đoạt giải nhì trong Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2004.
Để tạo ra loại xi măng này, các nhà nghiên cứu đã tính toán, điều chỉnh thành phần khoáng trong clinker, thay đổi tỷ lệ phối liệu, lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp và cải tiến quy trình sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn nung clinker. Điểm khác biệt so với các loại xi măng chịu mặn trên thị trường là xi măng PCHS30 không cần bổ sung phụ gia bền sunphat, nhờ vậy, nó có giá thành mỗi tấn rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, xi măng chịu mặn của Nhà máy X18 đáp ứng tốt về các tiêu chuẩn kỹ thuật, như thành phần hóa, khoáng, khả năng chịu mặn, cường độ nén, ép, ăn mòn hóa học... Sản phẩm đã được Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Muối Việt Nam và nhiều đơn vị thuộc ngành hải sản, đóng tàu, cảng biển, dầu khí... đưa vào sử dụng. Nhà máy X18 cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước có sản phẩm xi măng chịu mặn đưa ra sử dụng rộng rãi.
Các tác giả cho biết, đề tài có thể chưa mang lại giá trị lớn về kinh tế, nhưng giá trị sử dụng thì không tính được bằng tiền vì các công trình bằng xi măng chịu mặn có độ bền vĩnh cửu, đặc biệt là những công trình phòng thủ ven biển, hải đảo. Hơn nữa, đề tài có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy xi măng hiện có với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Việt Nam với hơn 3.000 kilomét bờ biển và nhiều đảo sẽ là tiềm năng ứng dụng lớn cho sản phẩm này.
Để tạo ra loại xi măng này, các nhà nghiên cứu đã tính toán, điều chỉnh thành phần khoáng trong clinker, thay đổi tỷ lệ phối liệu, lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp và cải tiến quy trình sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn nung clinker. Điểm khác biệt so với các loại xi măng chịu mặn trên thị trường là xi măng PCHS30 không cần bổ sung phụ gia bền sunphat, nhờ vậy, nó có giá thành mỗi tấn rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Xi măng PCHS30 giúp tăng tuổi thọ cho các công trình ven biển.
(Hình minh họa).
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, xi măng chịu mặn của Nhà máy X18 đáp ứng tốt về các tiêu chuẩn kỹ thuật, như thành phần hóa, khoáng, khả năng chịu mặn, cường độ nén, ép, ăn mòn hóa học... Sản phẩm đã được Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Muối Việt Nam và nhiều đơn vị thuộc ngành hải sản, đóng tàu, cảng biển, dầu khí... đưa vào sử dụng. Nhà máy X18 cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước có sản phẩm xi măng chịu mặn đưa ra sử dụng rộng rãi.
Các tác giả cho biết, đề tài có thể chưa mang lại giá trị lớn về kinh tế, nhưng giá trị sử dụng thì không tính được bằng tiền vì các công trình bằng xi măng chịu mặn có độ bền vĩnh cửu, đặc biệt là những công trình phòng thủ ven biển, hải đảo. Hơn nữa, đề tài có thể áp dụng cho tất cả các nhà máy xi măng hiện có với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Việt Nam với hơn 3.000 kilomét bờ biển và nhiều đảo sẽ là tiềm năng ứng dụng lớn cho sản phẩm này.
Theo VnExpress
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet