Đó là ý kiến được lãnh đạo, thanh tra các quận, huyện đưa ra tại “Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Tp.HCM” tổ chức vào chiều 28/11.

Đa số các Thanh tra xây dựng quận huyện đều cho rằng vướng mắc đang nằm tại điểm k, Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng 2014. Cụ thể: "đối với công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt sẽ miễn phép xây dựng nếu không nằm trong khu bảo tồn, khu di tích, văn hóa."

Chính vì quy định trên mà việc xử lý hành vi xây dựng trái phép gặp rất khó áp dụng và gặp nhiều bất cập, khiến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp tại các huyện ngoại thành như huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ lan rộng, khó kiểm soát.

xử lý xây dựng trái phép
Luật chồng chéo là nguyên nhân gây khó khăn trong xử lý xây dựng trái phép tại Tp.HCM

Theo đại diện UBND huyện Bình Chánh, so với năm 2017, tỷ lệ các công trình sai phép, không phép trên địa bàn huyện đã giảm khoảng 60%. Trước đây, nguyên nhân tình trạng này xảy ra tràn lan có một phần là do thủ tục hành chính, nay huyện đã đẩy mạnh việc cấp phép, giải quyết nhanh số hồ sơ trễ hẹn và các tổ chức kiểm tra chặt chẽ.

Hiện huyện chỉ còn vướng mắc ở khâu cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực nông thôn. Điều 93 Luật Xây dựng có nêu quy định về việc căn cứ vào quy hoạch điểm dân cư nông thôn để quản lý trật tự xây dựng. Tuy nhiên quy định xử lý cụ thể lại không có trong Nghị định 139 nên dù huyện cấp phép xây dựng nhưng nếu người dân xây sai phép thì lại không có căn cứ cụ thể nào để xử phạt. Hơn nữa, cả huyện mới chỉ có 3 điểm được quy hoạch điểm nông thôn, còn lại 36 điểm vẫn đang trình quy hoạch, để triển khai thực hiện.

Tại hội nghị, ông Tống Đức Tiến - Trưởng phòng cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng Tp.HCM cũng xác nhận, để cấp giấy phép xây dựng cho người dân thì phải rà soát theo quy định hiện hành, tuy miễn phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nhưng vẫn cần phải quản lý. Do đó, việc quản lý tại các địa phương vẫn phải dựa trên quy hoạch xây dựng được duyệt và các quy định của pháp luật liên quan quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc, thiết kế đô thị.

Để cấp phép xây dựng cần hai điều kiện tiên quyết là phù hợp quy hoạch xây dựng và mục đích sử dụng đất. Cụ thể, đất ở nông thôn hay đất ở đô thị đều là đất ở. Nếu đáp ứng được điều kiện này thì cấp phép xây dựng. Chỉ cấp phép xây dựng cho đất ở nông thôn trong trường hợp đất đó đã được quy hoạch là đất ở đô thị và có đầy đủ quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc hoặc thiết kế đô thị.

cưỡng chế vi phạm xây dựng
Một trường hợp vi phạm xây dựng bị cưỡng chế

Với các khu vực chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt thì các địa phương cần phải quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc, lấy đó làm cơ sở cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Tháng 10/2017 TP đã có chỉ đạo trong công tác khẩn trương triển khai lập thiết kế đô thị để cấp giấy phép xây dựng.

Thanh tra Sở Xây dựng Tp.HCM cũng cho biết, có rất ít quy hoạch điểm nông thôn được duyệt trên địa bàn TP. Nhiều văn bản từ huyện Bình Chánh, Nhà Bè gửi lên Thanh tra Sở cho thấy nhu cầu xây dựng trên đất nông thôn rất lớn nên nếu không quản lý tốt sẽ làm tăng tình trạng xây trái phép. Trong khi đó, nội dung Nghị định 139 lại không đề cập việc xử phạt hành vi xây dựng trái phép đối với nhà ở riêng lẻ ở khu vực nông thôn.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME