Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Tp.HCM còn nhiều khó khăn
Ý kiến trên được nhiều người nêu ra tại "Hội thảo Xây dựng cở sở dữ liệu đất đai và công tác kỹ thuật địa chính" tổ chức bởi Văn phòng Đăng ký Đất đai TP (Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM) vào ngày 23/2.
Hiện toàn địa bàn Tp.HCM có tổng số 1.896.699 thửa đất (hồ sơ) đăng ký; có 1.818.495 thửa (hồ sơ) Giấy chứng nhận quản lý; 1.732.119 thửa (hồ sơ) scan (quét) liên kết... trong cơ sở dữ liệu. Nhưng thực tế cho thấy, việc cập nhật cơ sở dữ liệu về đất đai trên địa bàn hiện còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, phòng Tài nguyên và Môi trường một số quận huyện được giao kiểm tra bản vẽ đối với các trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu, chuyển mục đích sử dụng đất... chưa đúng theo thẩm quyền, trong đó có quận 3, 8, 12, Hóc Môn… ; việc cập nhật pháp lý bản đồ trên 02 hệ thống bản đồ địa chính được thực hiện bởi 02 cơ quan quản lý nên xảy ra tình trạng chồng ranh lấn thửa, khiến công tác quản lý cập nhật biến động thông tin thửa đất gặp khó khăn.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại Tp.HCM còn gặp nhiều khó
khăn. Ảnh minh họa: Báo TNMT
Ngoài ra, còn có việc một số đơn vị cập nhật để in Giấy chứng nhận là chính mà chưa quan tâm đến chất lượng dữ liệu (hệ thống số hồ sơ gốc, số vào sổ, các chỉ số biến động, liên kết hồ sơ quét số với cơ sở dữ liệu…). Trong khi đó, công tác kiểm soát thông tin trên hồ sơ giấy và hồ sơ số (đảm bảo tất cả Giấy chứng nhận trước khi trình Lãnh đạo ký), quản lý, cập nhật, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính thì ít được quan tâm và thực hiện thường xuyên trên toàn hệ thống.
Công tác cập nhật dữ liệu cũng chưa được quan tâm đúng mức khi các Văn phòng Đăng ký đất đai đều không có Phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ Quản lý khai thác Vận hành cơ sở dữ liệu mà đa phần đều giao cho phòng ban kiêm nhiệm. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là nhằm giúp các cán bộ quản lý dần thay thế cách quản lý hồ sơ theo phương thức truyền thống bằng ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ vào trong công tác quản lý và nhu cầu của công việc đề ra. Xây dựng cơ sở dữ liệu cũng là nhằm hiện đại hoá hệ thống công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động nguồn dữ liệu đất đai thống nhất từ cấp huyện đến cấp xã đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội,… trong đó có việc đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của người dân và doanh nghiệp.
Tham gia hội thảo, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cũng cho biết, năm 2019, Tp.HCM tạo sự đột phá trong công tác CCHC và hướng đến xây dựng Thành phố thông minh… Do đó làm tốt công tác cơ sở dữ liệu trong quản lý đất đai chính là góp phần cho những vấn đề TP đang đặt ra và hết sức bức thiết hiện nay.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet