Xây dựng 10.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng 10.000 căn hộ dành cho người có thu nhập thấp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đề án này.
* Thưa ông, vì sao Bộ Xây dựng lại đề xuất việc xây dựng 10.000 căn hộ dành cho người có thu nhập thấp vào thời điểm này?
Trong phiên họp thường kỳ tháng 11 vừa qua, Chính phủ đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có nhóm giải pháp là đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 1 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia. Bộ Xây dựng nhận thấy, việc dành một phần kinh phí này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là hoàn toàn có thể đáp ứng được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
* Ông có thể nói rõ hơn về mục tiêu của đề án xây dựng nhà ở xã hội này?
Thứ nhất, việc triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm tạo lập quỹ nhà ở để góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc của các đối tượng có thu nhập thấp, những người gặp khó khăn về nhà ở, nhưng không có đủ điều kiện và khả năng tài chính để tự lo chỗ ở cho bản thân và gia đình theo chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thứ hai, việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở sẽ góp phần kích cầu đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Theo ước tính của chúng tôi, nếu thực hiện đầu tư xây dựng 500.000 m2 nhà ở như đề án này thì cần tiêu thụ khoảng 120.000 tấn xi măng, 30.000 tấn sắt thép và nhiều loại vật liệu xây dựng khác.
Ngoài ra, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cũng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động của ngành xây dựng và các ngành nghề khác có liên quan. Thứ ba, việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ góp phần hình thành quỹ tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, đồng thời bảo đảm thu hồi vốn thông qua việc thu tiền cho thuê, thuê mua.
* Bộ Xây dựng đã dự kiến quy mô và tiến độ thực hiện đề án này như thế nào?
Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện đề án này tại Hà Nội và TP.HCM, với số lượng khoảng 4 đến 6 dự án tùy theo quy mô diện tích đất có thể bố trí cho từng dự án.
Với khoảng 10.000 căn hộ, tương đương 500.000 m2 sàn, chúng tôi dự kiến sẽ dành 5.000 căn hộ cho công nhân và 5.000 căn hộ cho các gia đình có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở. Tổng mức đầu tư cho cả đề án khoảng 2.500 tỷ đồng và thời gian thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010.
* Thời gian triển khai đề án đã cận kề, vậy nếu được Chính phủ phê duyệt thì Bộ Xây dựng sẽ tổ chức thực hiện ra sao?
Chúng tôi đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Xây dựng được trực tiếp đầu tư xây dựng các dự án theo đề án này, đồng thời cho phép được áp dụng một số cơ chế đặc thù như được phép chỉ định tư vấn thiết kế, chỉ định thầu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
* Những cơ chế đặc thù trên liệu có trái với các quy định của pháp luật hiện hành không, thưa ông?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng trên thực tế, việc triển khai rất chậm. Chính vì thế, Bộ Xây dựng mới kiến nghị được phép làm chủ đầu tư trực tiếp đề án này. Trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng sẽ lựa chọn và chỉ định các đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy định.
Việc giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm triển khai dự án sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị áp dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ xây dựng, để đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm chi phí đầu tư, nhằm đảm bảo điều kiện về giá thuê, thuê mua nhà ở phù hợp với các đối tượng phục vụ là những người có thu nhập thấp.
Trong phiên họp thường kỳ tháng 11 vừa qua, Chính phủ đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có nhóm giải pháp là đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước 1 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia. Bộ Xây dựng nhận thấy, việc dành một phần kinh phí này để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là hoàn toàn có thể đáp ứng được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
* Ông có thể nói rõ hơn về mục tiêu của đề án xây dựng nhà ở xã hội này?
Thứ nhất, việc triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm tạo lập quỹ nhà ở để góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc của các đối tượng có thu nhập thấp, những người gặp khó khăn về nhà ở, nhưng không có đủ điều kiện và khả năng tài chính để tự lo chỗ ở cho bản thân và gia đình theo chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thứ hai, việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở sẽ góp phần kích cầu đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Theo ước tính của chúng tôi, nếu thực hiện đầu tư xây dựng 500.000 m2 nhà ở như đề án này thì cần tiêu thụ khoảng 120.000 tấn xi măng, 30.000 tấn sắt thép và nhiều loại vật liệu xây dựng khác.
Ngoài ra, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cũng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động của ngành xây dựng và các ngành nghề khác có liên quan. Thứ ba, việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ góp phần hình thành quỹ tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, đồng thời bảo đảm thu hồi vốn thông qua việc thu tiền cho thuê, thuê mua.
* Bộ Xây dựng đã dự kiến quy mô và tiến độ thực hiện đề án này như thế nào?
Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện đề án này tại Hà Nội và TP.HCM, với số lượng khoảng 4 đến 6 dự án tùy theo quy mô diện tích đất có thể bố trí cho từng dự án.
Với khoảng 10.000 căn hộ, tương đương 500.000 m2 sàn, chúng tôi dự kiến sẽ dành 5.000 căn hộ cho công nhân và 5.000 căn hộ cho các gia đình có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở. Tổng mức đầu tư cho cả đề án khoảng 2.500 tỷ đồng và thời gian thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010.
* Thời gian triển khai đề án đã cận kề, vậy nếu được Chính phủ phê duyệt thì Bộ Xây dựng sẽ tổ chức thực hiện ra sao?
Chúng tôi đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Xây dựng được trực tiếp đầu tư xây dựng các dự án theo đề án này, đồng thời cho phép được áp dụng một số cơ chế đặc thù như được phép chỉ định tư vấn thiết kế, chỉ định thầu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
* Những cơ chế đặc thù trên liệu có trái với các quy định của pháp luật hiện hành không, thưa ông?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng trên thực tế, việc triển khai rất chậm. Chính vì thế, Bộ Xây dựng mới kiến nghị được phép làm chủ đầu tư trực tiếp đề án này. Trong quá trình triển khai, Bộ Xây dựng sẽ lựa chọn và chỉ định các đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy định.
Việc giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm triển khai dự án sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị áp dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ xây dựng, để đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm chi phí đầu tư, nhằm đảm bảo điều kiện về giá thuê, thuê mua nhà ở phù hợp với các đối tượng phục vụ là những người có thu nhập thấp.
Theo Đầu Tư
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet