Vướng mắc giá giải phóng mặt bằng có thể nhờ Tòa án giải quyết
Người dân có đất và doanh nghiệp địa ốc có thể phải nhờ đến toà án dàn xếp nếu họ thất bại trong việc thương lượng, thỏa thuận giá cả đền bù giải phóng mặt bằng để làm dự án bất động sản.
Đó là một phần trong báo cáo về những vướng mắc hiện nay của Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), trong đó đề xuất phương án giải quyết cho các dự án nhà ở gặp trục trặc ở khâu giải tỏa đền bù kéo dài.
HoREA cho biết nhiều dự án đã đền bù được trên 50%, thậm chí trên 80%, nhưng doanh nghiệp không thể thương lượng giá đền bù đối với phần diện tích còn lại do người dân đòi giá quá cao.
Theo hiệp hội, đối với những diện tích còn lại, doanh nghiệp phải bồi thường bằng mức giá cao nhất đã thực hiện bồi thường trước đây trong dự án; hoặc thuê công ty thẩm định giá định giá bồi thường. Trong trường hợp doanh nghiệp và người có đất không thỏa thuận thì đưa ra tòa án để quyết định ra giá bồi thường.
Liên quan đến việc phát triển quỹ đất, HoREA đề xuất nên thành lập tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng bảo đảm công bằng, thỏa đáng cho người dân có đất, đồng thời quản lý quỹ đất sạch và đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án để tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh.
Tổ chức phát triển quỹ đất nên là doanh nghiệp công ích trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố, có nguồn vốn đủ để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Một khu dân cư tại quận 2, Tp.HCM đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Ảnh: Đình Dũng |
HoREA cho biết nhiều dự án đã đền bù được trên 50%, thậm chí trên 80%, nhưng doanh nghiệp không thể thương lượng giá đền bù đối với phần diện tích còn lại do người dân đòi giá quá cao.
Theo hiệp hội, đối với những diện tích còn lại, doanh nghiệp phải bồi thường bằng mức giá cao nhất đã thực hiện bồi thường trước đây trong dự án; hoặc thuê công ty thẩm định giá định giá bồi thường. Trong trường hợp doanh nghiệp và người có đất không thỏa thuận thì đưa ra tòa án để quyết định ra giá bồi thường.
Liên quan đến việc phát triển quỹ đất, HoREA đề xuất nên thành lập tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng bảo đảm công bằng, thỏa đáng cho người dân có đất, đồng thời quản lý quỹ đất sạch và đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án để tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh.
Tổ chức phát triển quỹ đất nên là doanh nghiệp công ích trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố, có nguồn vốn đủ để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
(Theo TBKTSG)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet