Vũng Tàu: Đã đến lúc cần điều chỉnh quy hoạch đô thị
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố Vũng Tàu đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần đầu vào năm 1993 và điều chỉnh vào năm 2005. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nội dung của đồ án đã không còn phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển mới của địa phương và khu vực. Do đó, việc điều chỉnh là cần thiết và cấp bách cho sự phát triển trong tương lai.
Thực hiện đúng quy hoạch được duyệt
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), thực trạng xây dựng và hướng đầu tư trong 20 năm qua cho thấy cơ bản tuân theo quy hoạch chung được duyệt, qua đó, dự báo về quy mô dân số và bố trí các khu chức năng đô thị khá sát thực tế phát triển. Nhiều khu chức năng đô thị đã triển khai xây dựng theo đúng quy hoạch như: Bãi Trước, Bãi Sau, khu Trung tâm thành phố, các khu ở mới như Chí Linh, Sao Mai…Nhìn chung, thành phố Vũng Tàu đã tạo dựng được một đô thị có cấu trúc tốt, hệ thống hạ tầng đô thị chất lượng đảm bảo, diện mạo đô thị khang trang, bảo tồn khai thác được các giá trị cảnh quan đặc thù, mở ra các hướng phát triển tiềm năng.
Việc tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung cũng được đảm bảo: Các trục đường chính trong đô thị như 51B-C, Lê Hồng Phong, Thùy Vân, Hạ Long, Quang Trung và một số tuyến đường liên khu vực như Trường Sa, Hoàng Sa nối các đảo Gò Găng, Long Sơn với tuyến QL51 cùng hệ thống các cầu Gò Găng, cầu Chà Và, cầu Cửa Lấp. Hoàn thành đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 22.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng, cải tạo, chỉnh trang các không gian công cộng, góp phần tạo ra bộ mặt kiến trúc đô thị khang trang hiện đại.
Điều chỉnh quy hoạch chung của TP Vũng Tàu để đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng
nhằm phù hợp hoàn thiện với tiêu chí của đô thị loại I
Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay và dự báo trong những năm tới quy hoạch trước đây chưa hướng tới hết như: Sự biến động và phát triển kinh tế thế giới, tình hình suy thoái kinh tế và đóng băng thị trường bất động sản trong nước, giá dầu giảm mạnh; kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà tỉnh BR-VT nói chung và TP Vũng Tàu nói riêng (là một trong 5 khu vực nằm trong vùng có ảnh hưởng nhiều nhất của cả nước) cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch.
Cần phải điều chỉnh quy hoạch
Theo ý kiến của Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh BR-VT, việc thực hiện quy hoạch chung của TP Vũng Tàu hiện nay cũng còn rất nhiều điều bất cập, dẫn đến việc phải thường xuyên điều chỉnh cục bộ. Những quy hoạch trước đây chưa có quy định quản lý, chưa có thiết kế đô thị, cũng như chưa xác định các không gian kiến trúc nào là điểm nhấn... nên trong quá trình thực hiện còn thiếu cơ sở pháp lý quản lý. Quan trọng là theo Điều 46 Luật Quy hoạch Đô thị thì thời gian rà soát quy hoạch chung là 5 năm. Đến nay thì quy hoạch này đã được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh (lần 1) đã hơn 10 năm. Do đó, nội dung rà soát thể hiện trong nhiệm vụ cho thấy việc điều chỉnh quy hoạch chung TP Vũng Tàu trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết.
Lãnh đạo của UBND TP Vũng Tàu cho rằng thành phố đã được công nhận là đô thị loại I vào năm 2013, vì vậy, cần phải điều chỉnh quy hoạch chung nhằm phù hợp hoàn thiện với tiêu chí của đô thị loại I. Ngoài ra, hiện nay Trung tâm Hành chính Chính trị tỉnh đã chuyển về Bà Rịa nên có những yêu cầu mới đáp ứng xu hướng phát triển đô thị, phù hợp với tính chất thay đổi của đô thị.
Quan trọng hơn, sau nhiều năm thực hiện, đến nay, đồ án phê duyệt năm 2005 cũng có những bất cập như khi phê duyệt, các cơ quan chức năng chưa cập nhật đầy đủ các quy hoạch chi tiết được phê duyệt trước, cũng như các dự án đầu tư xây dựng đã triển khai thời điểm đó (khu Bầu Sen, trung tâm cây xanh, khu trung tâm công cộng tại khu đô thị Chí Linh). Chính vì vậy, việc cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế triển khai, các quy định chiều cao tối đa cho các công trình dịch vụ, công cộng, chung cư 18 tầng là không còn phù hợp với nhu cầu phát triển, chưa khai thác hết hiệu quả sử dụng đất đai khu vực phía biển.
Ông Vũ Hồng Thuấn, Trưởng phòng Quản lý đô thị Thành phố Vũng Tàu chia sẻ: “Việc điều chỉnh quy hoạch chung lần này nhằm định hướng phát triển TP Vũng Tàu thành một đô thị xanh, đô thị văn minh hiện đại, xứng tầm là một trong những đô thị quan trọng của tỉnh, của vùng và của khu vực và có đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị loại I. Ngoài ra, việc quy hoạch điều chỉnh lần này còn điều chỉnh hủy bỏ, bổ sung, cập nhật các dự án mới cũng như điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao…”
Phạm vi lập quy hoạch được lập lần này là toàn bộ địa giới hành chính TP Vũng Tàu với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 150 km2, trong giai đoạn ngắn hạn năm 2025, dài hạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến năm 2035 sẽ nối tiếp các thành quả và phương hướng giai đoạn trước, tiến tới mô hình đô thị thương mại tài chính tầm vóc quốc gia – quốc tế; phát triển cơ sở hạ tầng bền vững cho nền kinh tế tri thức trong các lĩnh vực mũi nhọn như: Lọc hóa dầu, du lịch – dịch vụ, hải sản, hàng hải, logistics.
Năm 2050 sẽ tiếp tục là trung tâm vùng kinh tế phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao; là đô thị kinh tế động lực đầu tàu của quốc gia, một trong những trung tâm kinh tế của khu vực và Đông Nam Á; bảo tồn cảnh quan môi trường và có năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, vớ quy mô dân số khoảng 850.000-900.000 người, chỉ tiêu đất xây dựng đô thị khoảng 150-180m2/người, trong đó, đất ở 42-50m2/người, đất công trình công cộng cấp đô thị là 5-8 m2/người, đất cây xanh thể dục-thể thao đô thị 13-15 m2/người và đất dành cho giao thông 20-22m2/người.
Phạm vi lập quy hoạch được lập lần này là toàn bộ địa giới hành chính TP Vũng Tàu, với tổng diện tích đất tự nhiên 150 km 2 , trong giai đoạn ngắn hạn năm 2025, dài hạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Trong Đồ án đã đưa ra các mục tiêu quy hoạch từ nay đến năm 2025: Củng cố cấu trúc đô thị, phát huy thế mạnh kinh tế biển; Tiếp tục phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành công nghiệp, dịch vụ đồng hành, hấp dẫn các nhà đầu tư du lịch đẳng cấp quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng khai thác chuỗi không gian ven bờ biển và không gian rừng ngập mặn; hỗ trợ phát triển công nghiệp thủy sản, đồng thời chuyển ngành này ra khỏi đô thị tập trung; nâng cấp các cảng biển, hệ thống logistics, sân bay, đường sắt, các tuyến giao thông trọng yếu; phát triển các hệ thống hạ tầng y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng sống toàn đô thị. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet