Vụ "mất nhà" của các hộ dân Xuân La: Sai phạm bị lờ đi?
Sau khi những sai phạm của Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội trong công tác tài chính, đất đai được phản ánh, lãnh đạo đơn vị này đã có văn bản giải trình gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Giám đốc Sở LĐ,TB&XH Hà Nội.
>> Hà Nội: Ai bảo vệ quyền lợi cho 22 hộ dân phường Xuân La?
Tuy nhiên, qua nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy những nội dung giải trình chung chung và chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Không biết đến bao giờ những quyền lợi chính đáng của cư dân trong khu tập thể mới được giải quyết.
Theo văn bản này, từ năm 1997-2003, trong lúc các cấp xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Ban giám hiệu đã giải quyết cho 18 gia đình có khó khăn về nhà ở vào ở trong các gian xưởng cũ. Mọi người đến ở đều có đơn xin nhà tập thể có xác nhận và xét duyệt của các tổ chức như Công đoàn, phòng ban nơi đang công tác. Tự nguyện nộp đầy đủ và đúng kỳ hạn các khoản chi phí cho phòng tài vụ để sử dụng vào các khoản như xây ngăn các gian xưởng, làm cống thoát nước, đường đi và các chi phí khác. Văn bản này "lấp lửng": "Chúng tôi cho rằng, việc giải quyết cho các giáo viên gặp khó khăn về nhà ở vào thời điểm trên về tình là đúng, về lý là sai vì chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép. Sau một thời gian dài Thanh tra Hà Nội đã thanh tra việc quản lý nhà đất của Trường GTCC Hà Nội và có kết luận số 380/KL-TTTP ngày 17/3/2010. Chúng tôi cho rằng, kết luận Thanh tra của Thành phố là xác đáng và có lý, có tình. Ngày 16/4/2010, công văn số 2633/UBND của Chủ tịch UBND TP về việc xử lý sau thanh tra, việc quản lý, sử dụng đất tại tổ 40, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các điều trong công văn chỉ đạo. Phối hợp với UBND phường Xuân La, UBND quận Tây Hồ làm các thủ tục theo quy định và nghiêm túc kiểm điểm trước tập thể và đã gửi các cấp".
Như vậy, theo văn bản này tổng số tiền 554 triệu đồng thu của các giáo viên đã bị chi tiêu hết. Thế nhưng, số tiền ấy được chi tiêu cụ thể thế nào(?); ai phải chịu trách nhiệm(?) lại không được văn bản này giải trình cụ thể. Trong khi đó, Kết luận Thanh tra số 380 đã chỉ ra hàng loạt các sai phạm liên quan đến việc sử dụng số tiền này nhưng gần 2 năm trôi qua, chưa một cá nhân nào bị xử lý.
Ông Khang cũng cho biết, vấn đề phân nhà đất cho cán bộ nhà trường đã có từ năm 1992, Sở đã từng 2 lần đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất để hợp thức hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân nhưng do điều kiện không cho phép nên chưa làm được.
Được biết, liên quan đến việc trên ngày 24/8/2011, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có văn bản số 291/BDN-CĐ gửi UBND Hà Nội với nội dung: "Trên thực tế, các hộ gia đình đã sinh sống ổn định và liên tục từ năm 1997, một số hộ đã chuyển đến ở và có hộ khẩu thường trú từ năm 1982; các hộ đã tự bỏ tiền ra làm đường, hệ thống cơ sở hạ tầng, điện nước... Tuy nhiên, ngày 21/7/2011, UBND TP đã có công văn chỉ đạo số 6058/UBND với nội dung: Giao Sở tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND quận Tây Hồ hướng dẫn trường, chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, triển khai dự án đầu tư theo quy định. Việc UBND TP có ý kiến chỉ đạo như trên, trong khi TP chưa chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm về quản lý đất đai, tài chính của Ban giám hiệu; chưa xem xét đến quyền và lợi ích chính đáng của 22 hộ dân đã được giao nhà đất ở. Các hộ dân có nguyện vọng đề nghị các cơ quan chức năng của TP xem xét, giải quyết quyền lợi về nhà, đất ở theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ".
Tuy nhiên, qua nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy những nội dung giải trình chung chung và chưa làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
Không biết đến bao giờ những quyền lợi chính đáng của cư dân trong khu tập thể mới được giải quyết.
Sai phạm bị lờ đi
Trước những phản ánh trên Báo GĐ&XH, Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính Hà Nội (Trường GTCC Hà Nội) đã có văn bản số 375/TCN-GTCC, do ông Nguyễn Minh Đề- Phó Hiệu trưởng ký, gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Giám đốc Sở LĐ,TB&XH, báo cáo về việc sử dụng đất tại tổ 40, cụm 5 (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội).Theo văn bản này, từ năm 1997-2003, trong lúc các cấp xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Ban giám hiệu đã giải quyết cho 18 gia đình có khó khăn về nhà ở vào ở trong các gian xưởng cũ. Mọi người đến ở đều có đơn xin nhà tập thể có xác nhận và xét duyệt của các tổ chức như Công đoàn, phòng ban nơi đang công tác. Tự nguyện nộp đầy đủ và đúng kỳ hạn các khoản chi phí cho phòng tài vụ để sử dụng vào các khoản như xây ngăn các gian xưởng, làm cống thoát nước, đường đi và các chi phí khác. Văn bản này "lấp lửng": "Chúng tôi cho rằng, việc giải quyết cho các giáo viên gặp khó khăn về nhà ở vào thời điểm trên về tình là đúng, về lý là sai vì chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép. Sau một thời gian dài Thanh tra Hà Nội đã thanh tra việc quản lý nhà đất của Trường GTCC Hà Nội và có kết luận số 380/KL-TTTP ngày 17/3/2010. Chúng tôi cho rằng, kết luận Thanh tra của Thành phố là xác đáng và có lý, có tình. Ngày 16/4/2010, công văn số 2633/UBND của Chủ tịch UBND TP về việc xử lý sau thanh tra, việc quản lý, sử dụng đất tại tổ 40, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các điều trong công văn chỉ đạo. Phối hợp với UBND phường Xuân La, UBND quận Tây Hồ làm các thủ tục theo quy định và nghiêm túc kiểm điểm trước tập thể và đã gửi các cấp".
Như vậy, theo văn bản này tổng số tiền 554 triệu đồng thu của các giáo viên đã bị chi tiêu hết. Thế nhưng, số tiền ấy được chi tiêu cụ thể thế nào(?); ai phải chịu trách nhiệm(?) lại không được văn bản này giải trình cụ thể. Trong khi đó, Kết luận Thanh tra số 380 đã chỉ ra hàng loạt các sai phạm liên quan đến việc sử dụng số tiền này nhưng gần 2 năm trôi qua, chưa một cá nhân nào bị xử lý.
Phải đảm bảo quyền lợi các hộ dân
Làm việc với phóng viên, ông Lê Toàn Khang- Phó Giám Sở LĐ,TB&XH cho biết: "Sở đang xem xét đơn kiến nghị của các hộ dân về việc phản đối chủ trương xây dựng chung cư cao tầng tại tổ 40. Khi mảnh đất được xây dựng chung cư theo yêu cầu của TP, các hộ giáo viên hiện đang sinh sống phải được ưu tiên và hưởng chính sách tái định cư".Điều 16, Nghị định 84 của Chính phủ quy định: "Đất được giao không đúng thẩm quyền nhưng người đang sử dụng đất có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất trước ngày 1/7/2004 nay được UBND xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất". |
Ông Khang cũng cho biết, vấn đề phân nhà đất cho cán bộ nhà trường đã có từ năm 1992, Sở đã từng 2 lần đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất để hợp thức hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân nhưng do điều kiện không cho phép nên chưa làm được.
Được biết, liên quan đến việc trên ngày 24/8/2011, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã có văn bản số 291/BDN-CĐ gửi UBND Hà Nội với nội dung: "Trên thực tế, các hộ gia đình đã sinh sống ổn định và liên tục từ năm 1997, một số hộ đã chuyển đến ở và có hộ khẩu thường trú từ năm 1982; các hộ đã tự bỏ tiền ra làm đường, hệ thống cơ sở hạ tầng, điện nước... Tuy nhiên, ngày 21/7/2011, UBND TP đã có công văn chỉ đạo số 6058/UBND với nội dung: Giao Sở tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND quận Tây Hồ hướng dẫn trường, chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, triển khai dự án đầu tư theo quy định. Việc UBND TP có ý kiến chỉ đạo như trên, trong khi TP chưa chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm về quản lý đất đai, tài chính của Ban giám hiệu; chưa xem xét đến quyền và lợi ích chính đáng của 22 hộ dân đã được giao nhà đất ở. Các hộ dân có nguyện vọng đề nghị các cơ quan chức năng của TP xem xét, giải quyết quyền lợi về nhà, đất ở theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ".
(Theo Giadinh.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet