Sáng 27/9, Bộ Tài chính chủ trì buổi báo chuyên đề về tình hình cổ phần hoá, thoái vốn trong 9 tháng năm 2017. Về vấn đề cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa. Khi thanh tra xong sẽ có kết luận việc đúng hay sai.

Về phía mình, Bộ Tài chính cho rằng đây là cơ quan chỉ ban hành cơ chế chính sách. Theo đó, quy trình xây dựng đúng và được công khai, minh bạch liên quan đến mảnh đất. Ông Tiến cho hay, thường tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp bỏ qua hồ sơ đất đai và đều là khoán trắng cho doanh nghiệp làm.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là đất thuê Hãng phim truyện Việt Nam trả tiền hàng năm bằng 0 đồng. Khi có phương án sử dụng đất, quy hoạch trả đất hàng năm, đất trả tiền hàng năm đã là chi phí. Ông Tiến giải thích, đất đai của Hãng phim truyện được quy hoạch như thế nào thì sử dụng như vậy, nếu Tp.Hà Nội cho phép mới được, hiện vẫn đang trong quá trình thanh tra nên phải đợi thanh tra làm xong chủ đầu tư mới được đề xuất sử dụng như thế nào.

khu đất của hãng phim truyện Việt Nam
Khu đất thuộc do Hãng phim truyện Việt Nam quản lý tại số 4 Thụy
Khuê được cho là "đất vàng" có giá trị lớn

Cũng theo đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp, khi cổ phần hoá Hãng phim, tài sản là con người, giá trị ở con người do đó nên chọn người biết sử dụng tài sản đó. Cổ phần hoá cũng đã tổ chức một buổi phổ biến phương án cổ phần hoá. Trong phương án có nêu cổ đông là ai, thế mạnh gì để người lao động đóng góp ý kiến, nếu mọi người không đồng thuận phải dừng lại.

'Vấn đề là các bên chưa hiểu tâm tư anh em. Đến sự đã rồi, ván đã đóng thuyền, các nghệ sĩ mới lên tiếng thì khó cho cơ quan nhà nước, khó cho cả nhà đầu tư. Lúc có quyền tại sao không ai nói? Một thời gian dài mọi người đã quên mất vai trò của công đoàn, của người lao động trong cổ phần hoá', ông Tiến nói.

Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, bài học kinh nghiệm cần rút ra quanh việc cổ phần hoá hãng phim là cần thận trọng với những doanh nghiệp đặc thù về chất xám, "món ăn tinh thần", bệnh viện, trường học. "Giá trị của Phim là chất xám, sản phẩm của họ là món ăn tinh thần, nên có những cái đặc thù, phải suy nghĩ kỹ, phải làm chặt. Nhắc lại là cổ phần hoá không bằng mọi giá, không làm chậm nhưng phải thận trọng", ông Tiến nêu vấn đề.

Liên quan đến những phát sinh, tồn tại về đất đai sau cổ phần hoá, ông Tiến phân tích, sử dụng đất đai nông nghiệp đã có Nghị định 118 và Quyết định 09 với doanh nghiệp có đất ở đô thị lớn hoặc đất đai sản xuất kinh doanh đã được sắp xếp trong nhiều năm qua. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn làm nhanh thì phải chủ động từ giai đoạn trước, thông thường lý do bị chậm là do doanh nghiệp không làm.

Trước đó, từ ngày 19 đến ngày 21/9, liên tiếp nhiều sự kiện xoay quanh vụ việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam đã diễn ra. Đến chiều 21/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ra chỉ đạo thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

Tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam, doanh nghiệp sau cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam, đơn vị nắm giữ 65% cổ phần là Tổng công ty Vận tải thuỷ (Vivaso) vốn được đánh giá là chưa từng có kinh nghiệm về làm phim. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, mục đích chính của chủ đầu tư là nhắm đến khu 'đất vàng' số 4 Thuỵ Khuê, Hà Nội.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME