Vụ cao ốc sai phép BMC, quận 1: Phạt 1 tỷ đồng là sai luật?
Chủ đầu tư cao ốc BMC, quận 1 sẽ bị phạt 1 tỉ đồng vì vi phạm quyết định đình chỉ thi công hay sẽ thoát? Mới đây, Phó Giám đốc Sở Xây dựng phụ trách mảng xử lý vi phạm trật tự xây dựng Phan Đức Nhạn cho biết: phạt được! Trong khi Sở Tư pháp Tp.HCM cho rằng nếu phạt là sai luật.
Sở Xây dựng: Lập lại biên bản là có căn cứ
Như đã thông tin, tháng 7-2010, cao ốc BMC bị lập biên bản về hành vi xây sai phép và bị đình chỉ thi công. Một tháng sau, chủ đầu tư tiếp tục xây nên bị Thanh tra xây dựng (TTXD) quận 1 lập biên bản về hành vi vi phạm quyết định đình chỉ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phạt chủ đầu tư 1 tỉ đồng về hành vi này. Tuy nhiên, không hiểu sao Sở Xây dựng Tp.HCM lại bỏ quên hồ sơ, để đến hết thời hạn xử phạt mới “cương quyết xử lý”, yêu cầu TTXD quận 1 lập lại biên bản để hợp pháp hóa hồ sơ xử phạt.
Trên quan điểm “phạt được”, ông Phan Đức Nhạn giải thích: “Dù biên bản vi phạm đã hết thời hạn nhưng ảnh chụp và băng ghi hình do TTXD quận 1 thực hiện vẫn còn lưu giữ đầy đủ. Các bằng chứng này chứng minh chủ đầu tư đã thực hiện hành vi vi phạm quyết định đình chỉ thi công, họ không thể chối cãi hay khiếu nại. Đó là căn cứ để lập biên bản bổ sung hoặc lập lại biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt”.
Không thể lập lại biên bản nên không thể phạt
Về việc này, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ung Thị Xuân Hương giải thích: “Băng ghi hình, ảnh chụp (những bằng chứng mà Sở Xây dựng nói đến) chỉ có ý nghĩa trong việc đấu tranh với chủ đầu tư để họ buộc phải ký và chấp nhận biên bản vi phạm. Tuy nhiên, không thể lập lại biên bản vi phạm vì nguyên tắc cơ bản và bắt buộc trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không cho phép. Biên bản vi phạm chỉ được lập một lần, không được lập lại lần hai đối với chính hành vi đó”.
Một luật sư (đề nghị không nêu tên) phân tích: Sở Xây dựng có sự nhầm lẫn giữa chuyện xử phạt với thời hạn xử phạt. Nếu cho rằng biên bản vi phạm hết thời hạn vẫn xử phạt được, miễn có đủ chứng cứ cho việc vi phạm thì quy định về thời hạn ban hành quyết định xử phạt còn ý nghĩa gì? Cách khác, đã hết thời hạn luật định thì cơ quan chức năng hết quyền phạt mà chỉ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra mà thôi (tháo dỡ, khôi phục..).
Theo chúng tôi, hành vi sai phạm của chủ cao ốc BMC rất đáng bị xử lý nhưng vẫn phải thượng tôn pháp luật. Với các văn bản pháp lý hiện hành, không thể phạt họ 1 tỉ đồng. Sở nên căn cứ vào Nghị định 128/2008 “… để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức” mà xử lý cán bộ thuộc cấp.
Như đã thông tin, tháng 7-2010, cao ốc BMC bị lập biên bản về hành vi xây sai phép và bị đình chỉ thi công. Một tháng sau, chủ đầu tư tiếp tục xây nên bị Thanh tra xây dựng (TTXD) quận 1 lập biên bản về hành vi vi phạm quyết định đình chỉ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phạt chủ đầu tư 1 tỉ đồng về hành vi này. Tuy nhiên, không hiểu sao Sở Xây dựng Tp.HCM lại bỏ quên hồ sơ, để đến hết thời hạn xử phạt mới “cương quyết xử lý”, yêu cầu TTXD quận 1 lập lại biên bản để hợp pháp hóa hồ sơ xử phạt.
Trên quan điểm “phạt được”, ông Phan Đức Nhạn giải thích: “Dù biên bản vi phạm đã hết thời hạn nhưng ảnh chụp và băng ghi hình do TTXD quận 1 thực hiện vẫn còn lưu giữ đầy đủ. Các bằng chứng này chứng minh chủ đầu tư đã thực hiện hành vi vi phạm quyết định đình chỉ thi công, họ không thể chối cãi hay khiếu nại. Đó là căn cứ để lập biên bản bổ sung hoặc lập lại biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt”.
Phần sai phép của công trình này sẽ bị tháo dỡ, bị phạt. Riêng hành vi vi phạm quyết định đình chỉ thi công bị phạt đến 1 tỉ đồng sẽ “huề trớt”. Ảnh: HTD |
Không thể lập lại biên bản nên không thể phạt
Về việc này, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ung Thị Xuân Hương giải thích: “Băng ghi hình, ảnh chụp (những bằng chứng mà Sở Xây dựng nói đến) chỉ có ý nghĩa trong việc đấu tranh với chủ đầu tư để họ buộc phải ký và chấp nhận biên bản vi phạm. Tuy nhiên, không thể lập lại biên bản vi phạm vì nguyên tắc cơ bản và bắt buộc trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không cho phép. Biên bản vi phạm chỉ được lập một lần, không được lập lại lần hai đối với chính hành vi đó”.
Một luật sư (đề nghị không nêu tên) phân tích: Sở Xây dựng có sự nhầm lẫn giữa chuyện xử phạt với thời hạn xử phạt. Nếu cho rằng biên bản vi phạm hết thời hạn vẫn xử phạt được, miễn có đủ chứng cứ cho việc vi phạm thì quy định về thời hạn ban hành quyết định xử phạt còn ý nghĩa gì? Cách khác, đã hết thời hạn luật định thì cơ quan chức năng hết quyền phạt mà chỉ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra mà thôi (tháo dỡ, khôi phục..).
Theo chúng tôi, hành vi sai phạm của chủ cao ốc BMC rất đáng bị xử lý nhưng vẫn phải thượng tôn pháp luật. Với các văn bản pháp lý hiện hành, không thể phạt họ 1 tỉ đồng. Sở nên căn cứ vào Nghị định 128/2008 “… để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt trong thời hạn quy định, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức” mà xử lý cán bộ thuộc cấp.
Cao ốc BMC và trách nhiệm công vụ Trong vụ này, một mắt xích nào đó ở Sở Xây dựng đã “rối” nên mới để thời hạn xử phạt trôi qua. Cách khác, những người thực thi chức nghiệp ở Sở Xây dựng chưa làm tròn trách nhiệm công vụ của mình.Hiện trách nhiệm công vụ rất khó “định giá” vì nó nằm trong quy trình, quy định của cơ quan và luật pháp. Trong ấy có những cái người dân có thể biết nhưng cũng có những quy trình, quy định mang tính nội bộ để thực thi công vụ của từng cơ quan nên người dân khó thấy. Khi qua những sự việc cụ thể, trách nhiệm công vụ của công chức sẽ bộc lộ và trả giá một khi công chức không thực thi đúng quy trình mà pháp luật quy định. Luật pháp đã trao cho người thừa hành công vụ quyền năng và cũng trao cho công dân các quyền tương ứng nên một khi người thừa hành công vụ vi phạm quyền của công dân, họ sẽ nhờ luật pháp bảo vệ. Vì thế, thay vì “cố đấm ăn xôi”, phạt chủ cao ốc thì Sở Xây dựng nên xác định trách nhiệm công vụ của cá nhân, của cơ quan để xử lý thích đáng và xa hơn là tìm giải pháp khắc phục những điểm “rối” trong thực thi công vụ để hoạt động của cơ quan thông suốt hơn. Các điểm “rối” ấy có thể trong sự phân công trong nội bộ Sở chưa hợp lý, có thể chưa có quy trình phối hợp chặt với quận, huyện, cũng có thể các công chức liên quan đến vụ việc thiếu trách nhiệm. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” dù chủ đầu tư BMC đã vi phạm kỷ cương xây dựng nhưng không vì điều này mà những người có trách nhiệm lại phạt (1 tỉ đồng) cho bằng được, trong khi anh chưa làm tròn công vụ của mình. VI TRẦN “Một hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt hoặc đã lập biên bản vi phạm thì không được xử phạt hoặc lập biên bản vi phạm lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa”; “Trừ quyết định áp dụng hình thức trục xuất, cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt đối với trường hợp hết thời hạn .”(Theo Điều 3, Điều 23 Nghị định 128/2008 của Chính phủ) |
(Theo PLTPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet