Vốn bất động sản chảy ngược sang chứng khoán
Đã có những tín hiệu rất rõ ràng về việc dòng tiền từ thị trường bất động sản chảy sang chứng khoán. Thanh khoản thị trường bất động sản tăng lên và kéo dài nhiều phiên.
Nếu chỉ dựa vào vốn vay, dù ở mức cao thì thanh khoản của thị trường khó mà duy trì được phong độ như vậy.
Nhìn qua thị trường bất động sản có thể thấy chính sách thuế thu nhập cá nhân đánh vào người giao dịch bất động sản đang làm thị trường này trở nên trầm lắng. Theo các môi giới, một số giao dịch bất động sản không thực hiện được khi người bán không xác định được mức thuế phải nộp. Trong trường hợp người bán xác định được mức giá đầu vào, song không được áp dụng mức thuế 25% chênh lệch giá đầu vào và giá bán vì cơ quan thuế còn phải xem khoản thu 25% này với khoản thu 2% giá trị chuyển nhượng bất động sản, khoản nào lớn hơn thì sẽ tính theo cách đó.
Câu hỏi đặt ra là khi nào người bán bất động sản được tính thuế theo phương pháp 2% và khi nào được tính theo phương pháp 25% chênh lệch giá trị chuyển nhượng. Vì sự không rõ ràng nên giao dịch trên thị trường bất động sản đang chững lại. Ngay cả giám đốc các sàn môi giới cũng chuyển qua chơi cổ phiếu, thay vì đánh bất động sản như trước.
Con số thống kê mới đây cho thấy dư nợ cho vay mua chứng khoán khoảng 12.000 tỷ đồng, tương đương với giá trị giao dịch của hai phiên trên cả hai sàn. Và một điểm mới trong giao dịch có thể ghi nhận là đòn bẩy tài chính vừa là áp lực làm thị trường giảm điểm, vừa là chỗ dựa cho nhà đầu tư tham gia bắt đáy mạnh mẽ.
Theo một số chuyên gia, khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều, những nhà đầu tư và môi giới chứng khoán sẽ đẩy mạnh chốt lời các khoản đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trước tiên khiến thị trường giảm mạnh. Nhưng sau đó, cũng chính tiền vay lại được sử dụng để bắt đáy khi cổ phiếu bị bán quá đà như phiên giao địch ngày hôm qua.
Ngày càng có nhiều nhận định về dòng vốn vào thị trường và khẳng định vốn vay chỉ là một phần và không đủ lớn để duy trì thanh khoản trên thị trường như thời gian qua.
Trong bản tin ngày hôm qua, Công ty Chứng khoán HSC nhận định: "Tính thanh khoản của thị trường gần đây tăng lên không hề có liên quan gì với hoạt động cho vay doanh nghiệp và theo quan điểm của chúng tôi đó là sự kết hợp giữa việc cho vay mua chứng khoán tăng lên cùng với việc có một lượng vốn lớn đổ vào từ thị trường bất động sản, thị trường mà hiện tại các tài sản trong đó có vẻ như không còn khả năng đầu cơ ngắn hạn".
“Thật khó để đo lường được nguồn tiền này ngoài việc thấy rằng luồng tiền này là khá lớn. Dòng vốn chảy vào thị trường lần này có lẽ sẽ có tính chất phức tạp hơn so với những lần khác với quy mô cũng sẽ khá lớn...”, chuyên viên phân tích của HSC nhận định.
Như vậy, nguy cơ mất thanh khoản của thị trường không chỉ là siết tín dụng chứng khoán như hồi tháng 6 mà còn liên quan đến chính sách thuế với thị trường bất động sản. Rủi ro đến chứng khoán đến từ nhiều phía nhưng cơ hội cũng lớn khi kinh tế đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.
Nhìn qua thị trường bất động sản có thể thấy chính sách thuế thu nhập cá nhân đánh vào người giao dịch bất động sản đang làm thị trường này trở nên trầm lắng. Theo các môi giới, một số giao dịch bất động sản không thực hiện được khi người bán không xác định được mức thuế phải nộp. Trong trường hợp người bán xác định được mức giá đầu vào, song không được áp dụng mức thuế 25% chênh lệch giá đầu vào và giá bán vì cơ quan thuế còn phải xem khoản thu 25% này với khoản thu 2% giá trị chuyển nhượng bất động sản, khoản nào lớn hơn thì sẽ tính theo cách đó.
Câu hỏi đặt ra là khi nào người bán bất động sản được tính thuế theo phương pháp 2% và khi nào được tính theo phương pháp 25% chênh lệch giá trị chuyển nhượng. Vì sự không rõ ràng nên giao dịch trên thị trường bất động sản đang chững lại. Ngay cả giám đốc các sàn môi giới cũng chuyển qua chơi cổ phiếu, thay vì đánh bất động sản như trước.
Con số thống kê mới đây cho thấy dư nợ cho vay mua chứng khoán khoảng 12.000 tỷ đồng, tương đương với giá trị giao dịch của hai phiên trên cả hai sàn. Và một điểm mới trong giao dịch có thể ghi nhận là đòn bẩy tài chính vừa là áp lực làm thị trường giảm điểm, vừa là chỗ dựa cho nhà đầu tư tham gia bắt đáy mạnh mẽ.
Theo một số chuyên gia, khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều, những nhà đầu tư và môi giới chứng khoán sẽ đẩy mạnh chốt lời các khoản đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trước tiên khiến thị trường giảm mạnh. Nhưng sau đó, cũng chính tiền vay lại được sử dụng để bắt đáy khi cổ phiếu bị bán quá đà như phiên giao địch ngày hôm qua.
Ngày càng có nhiều nhận định về dòng vốn vào thị trường và khẳng định vốn vay chỉ là một phần và không đủ lớn để duy trì thanh khoản trên thị trường như thời gian qua.
Trong bản tin ngày hôm qua, Công ty Chứng khoán HSC nhận định: "Tính thanh khoản của thị trường gần đây tăng lên không hề có liên quan gì với hoạt động cho vay doanh nghiệp và theo quan điểm của chúng tôi đó là sự kết hợp giữa việc cho vay mua chứng khoán tăng lên cùng với việc có một lượng vốn lớn đổ vào từ thị trường bất động sản, thị trường mà hiện tại các tài sản trong đó có vẻ như không còn khả năng đầu cơ ngắn hạn".
“Thật khó để đo lường được nguồn tiền này ngoài việc thấy rằng luồng tiền này là khá lớn. Dòng vốn chảy vào thị trường lần này có lẽ sẽ có tính chất phức tạp hơn so với những lần khác với quy mô cũng sẽ khá lớn...”, chuyên viên phân tích của HSC nhận định.
Như vậy, nguy cơ mất thanh khoản của thị trường không chỉ là siết tín dụng chứng khoán như hồi tháng 6 mà còn liên quan đến chính sách thuế với thị trường bất động sản. Rủi ro đến chứng khoán đến từ nhiều phía nhưng cơ hội cũng lớn khi kinh tế đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.
Theo ĐTCK
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet