quy hoạch đô thị
Việt Nam vẫn đang quy hoạch đô thị theo kiểu "bán lúa non". Ảnh: khoadothi.net

Kiểu “bán lúa non” mà ông Nguyễn Hồng Quân nói ở trên đó là: “Doanh nghiệp xin một khu đất rồi đổ tiền vào làm giải phóng mặt bằng xong rồi làm đường, nối điện và phân lô bán nền ngay. Nhưng do nội lực không làm xuể và cũng cần tiền để làm việc khác nên khu đất phải bỏ trống, cỏ dại mọc, đô thị không thấy đâu, trong khi mong muốn của người dân thì không đáp ứng được”.

Theo ông Quân, quá trình đô thị hóa quá “nóng” chính là nguyên nhân nảy sinh những bất cập trong quy hoạch, xây dựng, vận hành và quản lý đô thị vốn đã phức tạp do cơ chế, chính sách không theo kịp. Ông Quân cũng cho biết năm 2009, Bộ Xây dựng đã bắt tay vào việc soạn thảo luật Đô thị nhưng đến nay vẫn chưa xong. Vì thế cần phải sớm ban hành luật để đẩy lùi các bất cập trong xây dựng đô thị.

Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, tính đến tháng 11 năm ngoái, cả nước có khoảng 790 đô thị. Theo định hướng tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 1.000 đô thị với dân số khoảng 52 triệu người, chiếm một nửa dân số cả nước.

Có cùng quan điểm với ông Quân, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho rằng chất lượng các văn bản pháp luật về quản lý đô thị hiện nay “có vấn đề, chồng chéo nhau và tính thực thi chưa tốt”. Đồng thời, do thiếu sự chặt chẽ của các văn bản pháp luật nên việc quản lý đô thị càng trơ nên lộn xộn, quy hoạch liên tục bị điều chỉnh. “Thời gian gần đây, nhiều khu đô thị, khu kinh tế rất lớn không nằm trong quy hoạch từ trước nhưng khi doanh nghiệp muốn làm thì lãnh đạo địa phương vẫn “trải chiếu hoa” cho họ và xin điều chỉnh quy hoạch”, ông Toàn cho biết.

Thiếu mô hình chính quyền đô thị

PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, chuyên viên cao cấp của Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM nhận xét, phát triển đô thị cần thiết phải có những thay đổi trong công tác quản lý hành chính. Trong khi các quy định hiện hành điều chỉnh về quản lý khu đô thị mới cho đến nay vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó thiếu đi một mô hình chính quyền đô thị.

Ông Hòa lấy dẫn chứng từ dự án khu đô thị nam Tp.HCM: dự án có diện tích khoảng 3.000 ha, trải rộng trên nhiều quận, huyện. Đây là dự án rất lớn nhưng việc quản lý vẫn theo kiểu địa giới hành chính, mỗi địa phương làm một kiểu, thiếu sự đồng bộ với chủ đầu tư dự án. Trong đó có Khu đô thị Phú Mỹ Hưng có 5 khu đất rộng khoảng 450 ha, được đánh giá là điểm sáng trong quản lý đô thị. Thế nhưng, đã hơn chục năm trôi qua chủ dự án vẫn chưa làm hết 4 khu đất vì vấn đề mặt bằng. "Rõ ràng, xây dựng đô thị lớn đang ngày càng phổ biến do đó việc quản lý cần có hệ thống, kết hợp hài hòa giữa quy hoạch, xây dựng và vận hành chứ không thể quản lý theo chuyên môn hóa như hiện nay", ông Hòa nói.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME