Vì sao giá bất động sản Nhật Bản đắt đỏ nhất thế giới?
Người dân Nhật Bản ngày càng ưa chuộng các bất động sản có độ tiện lợi cao và những căn hộ có vị trí gần các ga tàu là nguyên nhân khiến giá bất động sản ở xứ anh đào tăng cao.
Hãng Phát thanh truyền hình Nhật Bản (NHK) vừa dẫn kết quả khảo sát của 1 công ty nghiên cứu tư nhân cho thấy, giá bình quân của một căn hộ chung cư mới trên thị trường Nhật Bản trong năm 2017 lên tới 47.390.000 yên (tức khoảng 440.000USD).
Còn theo Viện Kinh tế Bất động sản Nhật Bản, trong năm qua, giá chung cư trung bình tại Nhật đã tăng 1.790.000 yên, tương đương mức tăng 3,9% so với năm trước đó.
Mức giá mới này thậm chí còn phá vỡ mức đỉnh của năm 2015 là 46.180.000 yên (tức khoảng 430.000 USD). Đây cũng là mức giá tăng cao nhất kể từ khi chỉ số này được ghi nhận vào năm 1973.
Sở dĩ giá bất động sản Nhật Bản tăng cao là do người dân có nhu cầu ngày càng cao đối với bất động sản có độ tiện lợi cao và bất động sản gần các ga tàu. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác là việc chi phí nhân công và chi phí mua đất cũng ngày một tăng lên.
Một dữ liệu mới công bố cũng cho thấy, giá trung bình của 1 căn hộ chung cư mới trên thị trường Nhật Bản ghi nhận mức kỷ lục trong năm 2017 là 47.390.000 yên (tương đương hơn 439.000 USD).
Giá bất động sản Nhật Bản tiếp tục leo thang dù doanh số
bán nhà không thay đổi. Ảnh minh họa
Giải thích về việc giá bất động sản tại Nhật tăng cao trong những năm gần đây, Nhà nghiên cứu bất động sản Sakuma Makoto cho rằng, thực ra doanh số căn hộ năm 2017 hầu như không có thay đổi gì so với năm trước đó, tức là lượng giao dịch khôn tăng lên hay sụt giảm rõ rệt. Vậy nhưng, giá căn hộ thì vẫn tiếp tục tăng.
Vì thế, theo ông Sakuma, nguyên nhân giá tăng chủ yếu do nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển cùng với việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của Ngân hàng Nhật Bản (tức ngân hàng Trung ương Nhật Bản). Điều này giúp lãi suất cho vay mua nhà luôn duy trì ở mức rất thấp và ổn định.
Ngoài ra, cũng phải kể đến việc các dự án xây dựng tăng trước thềm Olympic Tokyo 2020 khiến nguyên vật liệu và nhân lực xây dựng bị thiếu hụt đẩy chi phí xây dựng tăng lên kéo theo giá chung cư tăng.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng khẳng định, giá căn hộ chung cư tại các vùng ngoại ô của Nhật khó có thể tăng cao hơn. Bởi lẽ, dù mức thu nhập của người dân có tăng cao hơn nhưng không đủ bù mức chi tiêu do chi phí an sinh xã hội và các chi phí khác cũng tăng. Trong khi đó, tại các khu trung tâm, giá căn hộ có xu hướng tăng do giá cổ phiếu tăng giúp giá trị tài sản của một số người dân tăng theo.
Bên cạnh đó, ông Makoto còn đưa ra cảnh báo: xu hướng tăng giá của bất động sản tại Nhật Bản vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Bởi lẽ, thuế tiêu dùng của Nhật Bản có thể sẽ tăng lên 10% vào tháng 10/2019 thay vì mức 8% như hiện nay. Như vậy rất có thể nhu cầu mua căn hộ của người dân sẽ tăng vào khoảng thời gian ngay trước khi tăng thuế.
Một cảnh báo nữa liên quan đến chính sách tiền tệ hiện hành của Nhật Bản. Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản, ông Kuroda Haruhiko được tín nhiệm nên sẽ giữ chức vụ này thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Trong bối cảnh các ông lớn công nghiệp lớn khác tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ, việc theo dõi xem chính sách tiền tệ của Nhật Bản sẽ ảnh hưởng ra sao tới lãi suất cho vay mua nhà cũng là động thái cần thiết.
Cảnh báo thứ 3 của ông Makoto là liệu thị trường nhà ở có tiếp tục vững mạnh cho tới Olympic Tokyo hay không. Kết quả khảo sát những người có liên quan tới thị trường bất động sản thể hiện rặng 70% trong số họ đánh giá bất động sản sẽ đạt mức cao nhất trước năm 2020. Do đó, rất có thể bất động sản sẽ phát triển mạnh ở thủ đô Tokyo và một số khu vực lân cận, ít nhất là tới khi diễn ra Thế vận hội 2020.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet