Vật liệu xanh từ mái đến nền
Nay muốn xây một căn nhà sinh thái với các loại vật liệu... xanh, thị trường đã đáp ứng được một số cơ bản. Hiện người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến việc bảo vệ môi trường khi dùng những vật liệu thân thiện này, mà vì nó còn đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng.
Gạch ốp lát tái chế
Được sản xuất từ nguyên liệu gạch vỡ, gạch vụn thải ra trong sản xuất. Sản phẩm được xử lý công nghệ đặc biệt cho ra sản phẩm sử dụng “xà bần” từ 50 – 100%. Ở loại gạch ốp lát, lần đầu xuất hiện loại gạch dùng nguyên liệu tái sinh 100% như gạch khổ lớn Fiandre của Vietceramics. Tuy nhiên vẫn đảm bảo kỹ thuật cũng như thẩm mỹ và cho ra khổ gạch lớn. Màu sắc của gạch quyết dịnh do tỷ lệ nguyên liệu tái chế dùng nhiều hay ít, màu trắng là tỷ lệ 50%, màu xám tỷ lệ 70% và màu đen tỷ lệ 100%.
Bêtông nhẹ
Đây là sản phẩm dùng công nghệ chưng áp khí, không nung. Bêtông nhẹ làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường. Cốt liệu sản phẩm được làm từ cát, nước, vôi, ximăng qua công nghệ trộn với bột nhôm, phụ gia đổ vào khuôn. Từ đó, hỗn hợp cho phản ứng lý hoá tạo sự giãn nở thành những túi khí bên trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau đó cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp suất cao.
Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, chất chống thấm asphalt và acrylic theo phương pháp ép lớp. Bề mặt tấm lợp được phủ nhiều lớp acrylic tạo sự dẻo dai. Sản phẩm chịu được thời tiết khắc nghiệt, không gỉ sét trong môi trường muối thích hợp cho các khu vực biển. Tấm lợp chỉ nặng 2,73kg/m2, đặc tính nhẹ cùng với cách lợp riêng, ông Trần Thanh Quang, giám đốc công ty cung ứng sản phẩm cho biết, có khả năng chịu được gió bão, lốc xoáy lên đến 192km/h. Khi dùng tấm lợp, mưa sẽ ít tạo tiếng ồn và chống nóng, chống dẫn điện. Do trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc sửa mái như lợp chồng lên các mái cũ đã bị dột, hoặc lợp mái trên nhà tiền chế ở sân thượng để chống nóng, chống thấm.
Được sản xuất từ nguyên liệu gạch vỡ, gạch vụn thải ra trong sản xuất. Sản phẩm được xử lý công nghệ đặc biệt cho ra sản phẩm sử dụng “xà bần” từ 50 – 100%. Ở loại gạch ốp lát, lần đầu xuất hiện loại gạch dùng nguyên liệu tái sinh 100% như gạch khổ lớn Fiandre của Vietceramics. Tuy nhiên vẫn đảm bảo kỹ thuật cũng như thẩm mỹ và cho ra khổ gạch lớn. Màu sắc của gạch quyết dịnh do tỷ lệ nguyên liệu tái chế dùng nhiều hay ít, màu trắng là tỷ lệ 50%, màu xám tỷ lệ 70% và màu đen tỷ lệ 100%.
Gỗ ốp tường... xanh
Gỗ Weathertex của Úc được sản xuất theo công nghệ ép bằng áp suất hơi nước, gỗ được ép từ vụn gỗ – xay từ nhánh cây, cành cây tận thu. Thành phần vụn gỗ chiếm 97% và 3% là chất kết dính. Loại gỗ này được sản xuất để làm vách công trình, có những ưu điểm hơn hẳn gỗ tự nhiên như không cong vênh do chịu được môi trường thời tiết ngoài trời, không mối mọt, chống cháy, độ bền cao; đặc biệt được bảo hành 25 năm. Sản phẩm bảo vệ môi trường này “không sử dụng gỗ rừng tự nhiên mà dùng cây tận thu từ gỗ rừng trồng, có thể tái chế 100%”, ông Nguyễn Duy Phúc, giám đốc công ty nhập và cung ứng gỗ này nói. Có hai loại ván trong nhà và ngoài trời với nhiều vân gỗ và màu sắc khác nhau. Các chất kết dính không dùng hoá chất, không có tính độc hại. Vật liệu này có kích thước tiêu chuẩn nên việc thi công dễ và nhanh chóng. Trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc nâng tầng.
Bêtông nhẹ
Đây là sản phẩm dùng công nghệ chưng áp khí, không nung. Bêtông nhẹ làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường. Cốt liệu sản phẩm được làm từ cát, nước, vôi, ximăng qua công nghệ trộn với bột nhôm, phụ gia đổ vào khuôn. Từ đó, hỗn hợp cho phản ứng lý hoá tạo sự giãn nở thành những túi khí bên trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau đó cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp suất cao.
Ưu điểm sản phẩm là nhẹ hơn 1/2 so với gạch đất sét nung, từ đó, tiết kiệm được chi phí nền móng. Theo nhà sản xuất cho biết, do cấu trúc và thành phần bêtông nhẹ nên có khả năng cách nhiệt, có thể giảm khoảng 30% điện năng cho máy lạnh. Có khả năng cách âm, giảm khoảng 1/2 so với vật liệu gạch truyền thống, chống cháy được khoảng bốn giờ. Bề mặt gạch phẳng đều nên tiết kiệm vữa trát tường. Giá thành cao hơn gạch thông thường khoảng 10 – 15% nhưng lại giảm được nhiều chi phí khác như nền móng, vữa xây tô, điện năng điều hoà không khí… Sản phẩm bêtông nhẹ là sản phẩm xanh vì giảm được chất thải – không nung, không gây ảnh hưởng môi trường.
Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, chất chống thấm asphalt và acrylic theo phương pháp ép lớp. Bề mặt tấm lợp được phủ nhiều lớp acrylic tạo sự dẻo dai. Sản phẩm chịu được thời tiết khắc nghiệt, không gỉ sét trong môi trường muối thích hợp cho các khu vực biển. Tấm lợp chỉ nặng 2,73kg/m2, đặc tính nhẹ cùng với cách lợp riêng, ông Trần Thanh Quang, giám đốc công ty cung ứng sản phẩm cho biết, có khả năng chịu được gió bão, lốc xoáy lên đến 192km/h. Khi dùng tấm lợp, mưa sẽ ít tạo tiếng ồn và chống nóng, chống dẫn điện. Do trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc sửa mái như lợp chồng lên các mái cũ đã bị dột, hoặc lợp mái trên nhà tiền chế ở sân thượng để chống nóng, chống thấm.
(Theo TBXD)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet