Vật liệu, như một cuộc chơi
Gần đây, các nghệ sĩ nổi tiếng, có điều kiện kinh tế về vùng ngoại thành cất nhà, xây phủ, mở trang viên. Phía Bắc có hoạ sĩ Thành Chương, Đào Anh Khánh, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh, phía Nam có hoạ sĩ Sĩ Hoàng…
Nhiều người nhìn nhận sự trở về đó như một xu hướng, một lối sống tránh xa chốn thành thị ồn ào, tìm lại sự tĩnh tại, gần gũi với không gian thiên nhiên mộc mạc quê nhà hoặc đôi khi được tô vẽ bằng triết lý tìm về nguồn cội, bản sắc trong kiến trúc.
Tất cả những cách nhìn đó đều hữu lý. Nhưng nằm ngoài những diễn giải được phổ quát hoá trên, nếu chú ý những công trình kiến trúc từ phủ Thành Chương cho đến nhà vườn Long Thuận, có thể thấy rất rõ, chúng thể hiện một sự gặp gỡ kỳ thú – cuộc gặp gỡ của những người chơi kiến trúc mà căn bản, là cuộc chơi lớn về ngôn ngữ vật liệu.Thực ra, sự chơi này ở những nghệ sĩ thường đầy công phu. Với người thường, thì đơn giản hơn, việc triển khai các “trò chơi” xem ra là cách hiểu biết về tính năng và đặc thù biểu cảm của vật liệu để ứng dụng vào xây dựng, trang trí ngôi nhà của mình. Trên lý thuyết, người ta thường phân loại nhóm vật liệu cơ bản trong xây dựng như sau: nhóm gạch đá (các loại đá, sỏi tự nhiên và công nghiệp, các loại gạch xây, gạch lát trần, tường và ngói), nhóm composite – vật liệu tổng hợp (thạch cao làm trần, tấm lợp poly, tấm bạt cách nhiệt…), nhóm kim loại (các loại sắt thép, nhôm, inox, đồng, gang, thiếc…), nhóm gỗ (gỗ tự nhiên và công nghiệp), nhóm thuỷ tinh (các loại kính, kính cường lực, kính màu, kính cửa, đèn trang trí, các vật dụng thuỷ tinh trưng bày…), và một số vật liệu khác (vải, sản phẩm chế biến từ vật liệu cây cối tự nhiên như mây, giỏ đan, đồ da thuộc…) Vật liệu tác động trực tiếp vào các giác quan của người sống trong công trình kiến trúc.
Mỗi một nhóm vật liệu có một ngôn ngữ riêng, ví dụ: gỗ tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, ấm cúng, cách âm, đường vân tự nhiên tạo hiệu ứng thẩm mỹ; sắt thép bền vững, dễ uốn nắn, nhưng một số loại gỉ sét khi để ngoài trời, thép, inox trong nội thất phù hợp với phong cách công nghiệp, phóng khoáng, hiện đại; thuỷ tinh dùng trong trang trí trong suốt, có tính phản quang tốt, tạo sự lung linh… Về sau này, người ta coi ánh sáng, dòng nước chảy cũng là những thứ “vật liệu”. Mở rộng hiệu ứng chiếu sáng (ánh sáng tự nhiên và đèn chiếu) hay tường nước được các nhà thiết kế yêu thích xu hướng kiến trúc hiện đại quan tâm.
Nếu việc hiểu về đặc thù vật lý của vật liệu để nắm bắt khả năng thích ứng với không gian, điều kiện sử dụng sẽ đảm bảo độ bền vững thì việc hiểu về ngôn ngữ, hiệu ứng thẩm mỹ của vật liệu sẽ đem lại hiệu ứng thẩm mỹ. Hai sự hiểu đó đòi hỏi phải song hành, tạo ra sự hài hoà và hợp lý, đắc ý trong thiết kế nhà cửa. Ngôn ngữ tổng thể của ngôi nhà thường là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ các loại vật liệu được sử dụng một cách có ý thức và sự bay bổng của chủ nhân. Cho nên, ngôi nhà như tác phẩm của gia chủ, nó thể hiện tính cách, biểu hiện sự mạnh mẽ quyết liệt, giản đơn thoải mái, cầu kỳ kiểu cách hay tinh tế thâm trầm… của gia chủ.
Ngôi nhà truyền thống của người Việt luôn được đặt trong triết lý giao hoà với chung quanh, với cộng đồng, với thiên nhiên. Việc chọn vật liệu thường đặt trong những trục tương quan này. Và cũng tại đây, ngay trong tập quán xây dựng đã hình thành một dạng “phong thuỷ” nhiệt đới, không cần lý thuyết, nhưng đúc rút từ biết bao kinh nghiệm dân gian. Sử dụng nhuần nhuyễn tính biểu nghĩa của vật liệu trong xây dựng có thể xem là một cuộc chơi ký hiệu thú vị.Vào khu nhà vườn Long Thuận của hoạ sĩ Sĩ Hoàng, có thể thấy nhiều chiếc cộ bò đã được mua về, cách điệu thành những ghế bàn trong vườn. Ý tưởng tận dụng vật liệu gỗ từ những chiếc xe bò đã qua sử dụng là một chuyện, chuyện quan trọng hơn, là ông Hoàng đã nắm bắt được hình ảnh, ngôn ngữ từ vật dụng mộc mạc này gợi ra sự hoài niệm nông thôn hôm qua. Những khung cửa sổ sơn son, bộ ghế gỗ sơn son, những chiếc bàn trụ tròn bằng đá đặt trên tổng thể gam màu của gạch, ngói hoa mô phỏng hoa văn xưa tạo cho phủ Thành Chương một nét riêng, hoài cổ về một lối xưa xe ngựa. Nội thất quán Cục Gạch tại Sài Gòn của hoạ sĩ Trần Bình (một nơi được cặp minh tinh Brad Pitt – Angelina Jolie ghé chân cũng là một nơi được xem rất dụng công trong việc “chơi” vật liệu gỗ cũ, mộc mạc thân quen gợi cảm giác ấm cúng và thanh tịnh…
Việc sử dụng có chủ ý tính năng và ngôn ngữ vật liệu quyết định mỹ quan cho ngôi nhà. Một trong những điều dễ thấy nhất là nó mang lại cảm giác thoải mái, phù hợp cho gia chủ khi sống trong chính ngôi nhà của mình. Ngược lại, nếu thiếu sự am hiểu tính năng và ngôn ngữ vật liệu, mọi việc tuỳ tiện thì sẽ đem lại một sự chệch choạc, trước là nếm mùi phiền toái vì độ bền kém, sự bất đồng ngôn ngữ của vật liệu trong không gian sống sẽ gây nên những bức bối ảnh hưởng đến cảm xúc gia chủ, phá huỷ ấn tượng tốt đẹp của khách. Đôi khi sự câu nệ phô trương về vật liệu (đắt tiền, quý giá) sẽ cho thấy sự thiếu tinh tế, thói học đòi, trọc phú của chủ nhà…
Một không gian sống phù hợp thoải mái thực ra không thuộc về những kẻ có tiền, mà nó thuộc về bất cứ ai hiểu về tính biểu cảm của vật liệu khi “làm tổ” cho mình. Hiểu biết và sử dụng tốt ngôn ngữ vật liệu vào không gian sống là điều rất cần thiết, đó cũng là biểu hiện của sự tinh tế, tự hiểu mình.
Tất cả những cách nhìn đó đều hữu lý. Nhưng nằm ngoài những diễn giải được phổ quát hoá trên, nếu chú ý những công trình kiến trúc từ phủ Thành Chương cho đến nhà vườn Long Thuận, có thể thấy rất rõ, chúng thể hiện một sự gặp gỡ kỳ thú – cuộc gặp gỡ của những người chơi kiến trúc mà căn bản, là cuộc chơi lớn về ngôn ngữ vật liệu.Thực ra, sự chơi này ở những nghệ sĩ thường đầy công phu. Với người thường, thì đơn giản hơn, việc triển khai các “trò chơi” xem ra là cách hiểu biết về tính năng và đặc thù biểu cảm của vật liệu để ứng dụng vào xây dựng, trang trí ngôi nhà của mình. Trên lý thuyết, người ta thường phân loại nhóm vật liệu cơ bản trong xây dựng như sau: nhóm gạch đá (các loại đá, sỏi tự nhiên và công nghiệp, các loại gạch xây, gạch lát trần, tường và ngói), nhóm composite – vật liệu tổng hợp (thạch cao làm trần, tấm lợp poly, tấm bạt cách nhiệt…), nhóm kim loại (các loại sắt thép, nhôm, inox, đồng, gang, thiếc…), nhóm gỗ (gỗ tự nhiên và công nghiệp), nhóm thuỷ tinh (các loại kính, kính cường lực, kính màu, kính cửa, đèn trang trí, các vật dụng thuỷ tinh trưng bày…), và một số vật liệu khác (vải, sản phẩm chế biến từ vật liệu cây cối tự nhiên như mây, giỏ đan, đồ da thuộc…) Vật liệu tác động trực tiếp vào các giác quan của người sống trong công trình kiến trúc.
Mỗi một nhóm vật liệu có một ngôn ngữ riêng, ví dụ: gỗ tạo cảm giác gần gũi, thân thiện, ấm cúng, cách âm, đường vân tự nhiên tạo hiệu ứng thẩm mỹ; sắt thép bền vững, dễ uốn nắn, nhưng một số loại gỉ sét khi để ngoài trời, thép, inox trong nội thất phù hợp với phong cách công nghiệp, phóng khoáng, hiện đại; thuỷ tinh dùng trong trang trí trong suốt, có tính phản quang tốt, tạo sự lung linh… Về sau này, người ta coi ánh sáng, dòng nước chảy cũng là những thứ “vật liệu”. Mở rộng hiệu ứng chiếu sáng (ánh sáng tự nhiên và đèn chiếu) hay tường nước được các nhà thiết kế yêu thích xu hướng kiến trúc hiện đại quan tâm.
Nếu việc hiểu về đặc thù vật lý của vật liệu để nắm bắt khả năng thích ứng với không gian, điều kiện sử dụng sẽ đảm bảo độ bền vững thì việc hiểu về ngôn ngữ, hiệu ứng thẩm mỹ của vật liệu sẽ đem lại hiệu ứng thẩm mỹ. Hai sự hiểu đó đòi hỏi phải song hành, tạo ra sự hài hoà và hợp lý, đắc ý trong thiết kế nhà cửa. Ngôn ngữ tổng thể của ngôi nhà thường là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ các loại vật liệu được sử dụng một cách có ý thức và sự bay bổng của chủ nhân. Cho nên, ngôi nhà như tác phẩm của gia chủ, nó thể hiện tính cách, biểu hiện sự mạnh mẽ quyết liệt, giản đơn thoải mái, cầu kỳ kiểu cách hay tinh tế thâm trầm… của gia chủ.
Ngôi nhà truyền thống của người Việt luôn được đặt trong triết lý giao hoà với chung quanh, với cộng đồng, với thiên nhiên. Việc chọn vật liệu thường đặt trong những trục tương quan này. Và cũng tại đây, ngay trong tập quán xây dựng đã hình thành một dạng “phong thuỷ” nhiệt đới, không cần lý thuyết, nhưng đúc rút từ biết bao kinh nghiệm dân gian. Sử dụng nhuần nhuyễn tính biểu nghĩa của vật liệu trong xây dựng có thể xem là một cuộc chơi ký hiệu thú vị.Vào khu nhà vườn Long Thuận của hoạ sĩ Sĩ Hoàng, có thể thấy nhiều chiếc cộ bò đã được mua về, cách điệu thành những ghế bàn trong vườn. Ý tưởng tận dụng vật liệu gỗ từ những chiếc xe bò đã qua sử dụng là một chuyện, chuyện quan trọng hơn, là ông Hoàng đã nắm bắt được hình ảnh, ngôn ngữ từ vật dụng mộc mạc này gợi ra sự hoài niệm nông thôn hôm qua. Những khung cửa sổ sơn son, bộ ghế gỗ sơn son, những chiếc bàn trụ tròn bằng đá đặt trên tổng thể gam màu của gạch, ngói hoa mô phỏng hoa văn xưa tạo cho phủ Thành Chương một nét riêng, hoài cổ về một lối xưa xe ngựa. Nội thất quán Cục Gạch tại Sài Gòn của hoạ sĩ Trần Bình (một nơi được cặp minh tinh Brad Pitt – Angelina Jolie ghé chân cũng là một nơi được xem rất dụng công trong việc “chơi” vật liệu gỗ cũ, mộc mạc thân quen gợi cảm giác ấm cúng và thanh tịnh…
Việc sử dụng có chủ ý tính năng và ngôn ngữ vật liệu quyết định mỹ quan cho ngôi nhà. Một trong những điều dễ thấy nhất là nó mang lại cảm giác thoải mái, phù hợp cho gia chủ khi sống trong chính ngôi nhà của mình. Ngược lại, nếu thiếu sự am hiểu tính năng và ngôn ngữ vật liệu, mọi việc tuỳ tiện thì sẽ đem lại một sự chệch choạc, trước là nếm mùi phiền toái vì độ bền kém, sự bất đồng ngôn ngữ của vật liệu trong không gian sống sẽ gây nên những bức bối ảnh hưởng đến cảm xúc gia chủ, phá huỷ ấn tượng tốt đẹp của khách. Đôi khi sự câu nệ phô trương về vật liệu (đắt tiền, quý giá) sẽ cho thấy sự thiếu tinh tế, thói học đòi, trọc phú của chủ nhà…
Một không gian sống phù hợp thoải mái thực ra không thuộc về những kẻ có tiền, mà nó thuộc về bất cứ ai hiểu về tính biểu cảm của vật liệu khi “làm tổ” cho mình. Hiểu biết và sử dụng tốt ngôn ngữ vật liệu vào không gian sống là điều rất cần thiết, đó cũng là biểu hiện của sự tinh tế, tự hiểu mình.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet