Tác phẩm kiến trúc kính táo bạo này được xây dựng ngay trước khuôn viên bảo tàng Louvre (Paris) đã gây nhiều tranh cãi

Le Corbusier, vị sư tổ của kiến trúc hiện đại, là nạn nhân đầu tiên cho chính những ý tưởng đột phá của mình trong tác phẩm Cité de Reguge (nhà chung cư cho Salvation Army) – theo tài liệu của Banham (1984). Trong kiến trúc này, mặt hướng  tây nam của toà nhà lắp toàn kính. Theo Le Corbusier là “để hạn chế sự ranh giới giữa không gian bên ngoài và bên trong”. Ông đưa vào lý thuyết “Resperation exact” (tạm dịch là “thở chuẩn”) trong đó ông bác bỏ khái niệm mỗi đất nước mỗi loại nhà riêng cho từng khí hậu mà mong muốn một loại nhà cho tất cả các vùng khí hậu. Hậu quả chính kiến trúc của ông là ví dụ đầu tiên về hiệu ứng nhà kính được tổng kết. Để sửa chữa cho sai lầm, ông đã cải tạo lại kiến trúc này với các lam chắn nắng v.v…

Trong các bài giảng về tiết kiệm năng lượng đã đưa ví dụ về các kiến trúc sư hàng đầu như Mies van der Rohe, Phillip Johnson chuyên thiết kế kiến trúc cao tầng kính, như những ví dụ không tốt, đối nghịch với quan niệm hiện đại. Bởi vì trong thời đại ngày nay, kiến trúc tiết kiệm năng lượng trở thành suy nghĩ thời thượng của thế giới. Người ta quan niệm rằng để sản xuất ra thép và kính bản thân nó cũng đã tiêu tốn năng lượng và đóng góp CO2 cho hiệu ứng nhà kính, chưa nói gì đến việc sử dụng năng lượng để điều hoà không khí.

Ứng dụng kính cho ga tàu điện ngầm tại Praha

Ngày nay, người ta tìm mọi cách để giảm thiểu sự hấp thu bức xạ vào công trình bằng cách làm kính sậm màu (tinted glass), che chắn bằng các lam, thả mành sáo, dán phim chống nhiệt v.v... nhưng vẫn phải đảm bảo kiến trúc mặt ngoài phải bóng lộn. Trên thực tế những vùng sinh hoạt gần cửa kính vẫn bị bức xạ mặt trời làm nóng, hoặc chói. Người ta lại phải che chắn lại, mà che chắn thì phải bật đèn. Mâu thuẫn cứ thế tiếp diễn cho đến khi khái niệm “double skin” ra đời. Đây là cách tạo ra hai lớp kính, ở giữa là một phần của hệ thống điều hoà không khí. Không khí được làm mát lưu thông giữa hai lớp kính giảm thiểu sự trao đổi nhiệt độ bên ngoài và bên trong, giúp tiết kiệm năng lượng xử lý điều hoà bên trong công trình. Giải pháp này ngày càng phổ biến, nhất là những nước đang phát triển công nghệ xây dựng đô thị.

Quay trở lại với những công trình nhà ở, ngoài những hệ luỵ nêu trên, người sử dụng kính còn phải lưu tâm đến nhiều thứ khác.

Sự an toàn khi sử dụng kính

Kính sử dụng ở những không gian dễ đụng chạm đến cần dùng kính cường lực (tempered glass). Độ chịu lực cao và lúc vỡ cho ra những viên kính tròn như hạt lựu không sắc cạnh. Những vách kính trong suốt cần dán decal hoặc khắc trang trí lên để tránh va vào, nhất là các nơi đi lại nhiều.

Toàn cảnh thủ đô Praha được nhìn từ công trình kiến trúc độc đáo “Dancing House”

Kính chỉ đẹp khi sạch

Vì vậy, cần quan tâm đến các vị trí sử dụng kính để có thể lau chùi dễ dàng. Ví dụ mặt tiền nhà có cửa kính phải hình dung chỗ nào có thể với tay hoặc thò cây lau kính.

Kính cản gió

Khi đặt những vách kính trang trí trong nhà, cần lưu ý những khoảng hở để không khí có thể luồn qua lưu thông. Bây giờ có nhiều công trình dùng lan can bằng tấm kính, hoặc tường rào bằng kính. Hậu quả là nhà rất nóng do không có gió lưu thông.

Kính vốn đã đắt tiền nếu so sánh với tường gạch, kính lại đi kèm với khung kính các loại và màn cửa. Vì vậy, chủ nhân ngôi nhà cần cân nhắc trong việc đặt hàng kiến trúc sư sử dụng kính trong thiết kế của mình.

Nói tóm lại, trong khái niệm thời thượng “kiến trúc bền vững”, kính là một “vật cản” để cả người thiết kế và chủ nhà phải vượt qua. Và nếu đã vượt qua, bạn sẽ thấy kính thật đáng yêu!

Bài: KTS Dương Hồng Hiến
Ảnh: Tường Huy

Qua bức tường kính này có thể ngắm toàn cảnh Sài Gòn từ phòng khách một căn hộ trung tâm quận 3

Theo dự báo của bộ Xây dựng và hiệp hội Kính và thuỷ tinh Việt Nam – Vieglass, chỉ tính với mức tăng nhu cầu thị trường khoảng 8%/năm thì nhu cầu về kính xây dựng đến năm 2016 đến 178 triệu m2.

Nhằm đảm bảo các mục tiêu an toàn, sinh mạng và sức khoẻ cho con người, hiện nay, pháp luật xây dựng tức bản quy chuẩn xây dựng Việt Nam vừa ban hành tháng 6.2008, gồm bảy chương, đã dành cả một chương riêng (chương 4) đưa ra quy định đảm bảo sự an toàn của kính đối với tác động va đập và an toàn đóng mở cửa kính. Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ về mặt an toàn, cần được xem xét bổ sung thêm quy định về an toàn của kính trước tác động của môi trường như gió bão, động đất và quy định về lựa chọn chủng loại kính an toàn thích hợp nhằm tránh lạc hậu, lãng phí trong đầu tư xây dựng. (Trích trang web vieglass.com.vn của hiệp hội Kính và thuỷ tinh Việt Nam)


Theo SGTT

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME