Vẫn cần có bản vẽ khi xin cấp phép xây dựng
Ngày 7/12, Chính phủ ban hành Nghị quyết 88 cho phép lùi thời điểm áp dụng một điều khoản tại Nghị định 64/2012 về cấp phép xây dựng đến ngày 1/7/2013.<br />
Đó là quy định: “Công trình xây dựng ở trong khu vực tuyến phố tại đô thị nhưng chưa có quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.
Trước đó, trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng báo cáo: Do nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu này nên Bộ đề nghị giãn thời gian thực hiện đến thời điểm trên.
Được biết kiến nghị của Bộ Xây dựng xuất phát từ những đề xuất của UBND Tp.HCM từ thực tế vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị định 64. Tuy nhiên, chỉ có nội dung trên được Bộ Xây dựng đồng tình, còn những nội dung khác thì Bộ không thay đổi quan điểm.
Chẳng hạn, UBND TP đề nghị bỏ yêu cầu phải có bản vẽ kết cấu trong thành phần hồ sơ xin phép xây dựng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng Điều 72 Luật Xây dựng 2003 quy định trước khi khởi công chủ đầu tư phải có bản vẽ thi công. Do đó, chủ đầu tư chỉ cần trích bản vẽ kết cấu trong các bản vẽ này để nộp vào quá trình xin phép xây dựng. Mục đích để cơ quan cấp phép “thấy được bản vẽ này đã được thẩm định”.
Bộ Xây dựng cũng cho rằng đơn vị tư vấn và thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng công trình chứ không phải là cơ quan cấp phép. Tuy nhiên, lãnh đạo một quận tại Tp.HCM cho rằng nhận xét này chưa sát thực tế. Bởi lẽ lúc cấp phép xây dựng, người dân chưa biết được nhu cầu của mình được chấp thuận hay không, được xây mấy tầng… thì làm sao có bản vẽ thi công. Thông thường, khi được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư mới bắt đầu lập bản vẽ thiết kế hoặc là hai quá trình này thực hiện song song. “Hơn nữa, nếu chỉ để cơ quan cấp phép “nhìn thấy” mà thành phần hồ sơ phải thêm một loại bản vẽ thì có phù hợp với tinh thần cải cách hành chính hay không?” - vị này đặt vấn đề.
Một đề nghị quan trọng của TP cũng không được Bộ Xây dựng tán đồng, đó là đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư chưa chuyển mục đích nhưng cũng không thể tiếp tục làm nông nghiệp thì được cấp phép xây dựng tạm. Kiến nghị này của TP thể hiện một quan điểm rất thoáng và vì quyền lợi của người dân bị quy hoạch “treo” (lâu nay không được chuyển mục đích, không được cấp phép xây dựng dù chỉ là tạm). Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng TP phải thực hiện theo Luật Đất đai, chỉ khi nào phù hợp mục đích sử dụng đất ở thì mới được cấp phép xây dựng.
Như đã nêu trên, Nghị quyết 88 của Chính phủ chỉ đồng ý cho phép lùi thời điểm phải căn cứ thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc để cấp phép xây dựng. Còn những nội dung khác không thấy đề cập đến. Như vậy có thể hiểu các kiến nghị của TP khác quan điểm của Bộ Xây dựng chưa được chấp thuận. Do đó, TP vẫn phải tiếp tục thực hiện theo Nghị định 64.
Trước đó, trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng báo cáo: Do nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu này nên Bộ đề nghị giãn thời gian thực hiện đến thời điểm trên.
Được biết kiến nghị của Bộ Xây dựng xuất phát từ những đề xuất của UBND Tp.HCM từ thực tế vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị định 64. Tuy nhiên, chỉ có nội dung trên được Bộ Xây dựng đồng tình, còn những nội dung khác thì Bộ không thay đổi quan điểm.
Người dân phải nộp bản vẽ công trình khi xin giấy phép xây dựng. Ảnh: HTD |
Chẳng hạn, UBND TP đề nghị bỏ yêu cầu phải có bản vẽ kết cấu trong thành phần hồ sơ xin phép xây dựng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng Điều 72 Luật Xây dựng 2003 quy định trước khi khởi công chủ đầu tư phải có bản vẽ thi công. Do đó, chủ đầu tư chỉ cần trích bản vẽ kết cấu trong các bản vẽ này để nộp vào quá trình xin phép xây dựng. Mục đích để cơ quan cấp phép “thấy được bản vẽ này đã được thẩm định”.
Bộ Xây dựng cũng cho rằng đơn vị tư vấn và thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng công trình chứ không phải là cơ quan cấp phép. Tuy nhiên, lãnh đạo một quận tại Tp.HCM cho rằng nhận xét này chưa sát thực tế. Bởi lẽ lúc cấp phép xây dựng, người dân chưa biết được nhu cầu của mình được chấp thuận hay không, được xây mấy tầng… thì làm sao có bản vẽ thi công. Thông thường, khi được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư mới bắt đầu lập bản vẽ thiết kế hoặc là hai quá trình này thực hiện song song. “Hơn nữa, nếu chỉ để cơ quan cấp phép “nhìn thấy” mà thành phần hồ sơ phải thêm một loại bản vẽ thì có phù hợp với tinh thần cải cách hành chính hay không?” - vị này đặt vấn đề.
Một đề nghị quan trọng của TP cũng không được Bộ Xây dựng tán đồng, đó là đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư chưa chuyển mục đích nhưng cũng không thể tiếp tục làm nông nghiệp thì được cấp phép xây dựng tạm. Kiến nghị này của TP thể hiện một quan điểm rất thoáng và vì quyền lợi của người dân bị quy hoạch “treo” (lâu nay không được chuyển mục đích, không được cấp phép xây dựng dù chỉ là tạm). Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng TP phải thực hiện theo Luật Đất đai, chỉ khi nào phù hợp mục đích sử dụng đất ở thì mới được cấp phép xây dựng.
Như đã nêu trên, Nghị quyết 88 của Chính phủ chỉ đồng ý cho phép lùi thời điểm phải căn cứ thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc để cấp phép xây dựng. Còn những nội dung khác không thấy đề cập đến. Như vậy có thể hiểu các kiến nghị của TP khác quan điểm của Bộ Xây dựng chưa được chấp thuận. Do đó, TP vẫn phải tiếp tục thực hiện theo Nghị định 64.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet