Uỷ quyền quản lý nhà: Nên lập giấy hay hợp đồng?
Hỏi: Tôi có một căn nhà, đã có sổ hồng chính chủ. Nay, tôi muốn uỷ quyền cho cháu tôi quản lý, trông coi nhà. Tôi nghe nói, có loại giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền...
Vậy hai loại giấy tờ này có gì khác nhau, xin được giải thích rõ?
Lê Văn Hùng (Đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh)
Việc chọn hình thức uỷ quyền nào là do các bên thoả thuận. Tuy nhiên, hợp đồng uỷ quyền sẽ phức tạp hơn nhiều so với giấy uỷ quyền. Khi ký hợp đồng uỷ quyền, bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền phải cùng nhau ký vào hợp đồng. Điều 44 Luật Công chứng, quy định: “Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”.
Trong khi đó, với giấy uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ cần ký tên, chứng thực chữ ký tại Phòng Tư pháp của UBND theo quy định tại Nghị định số 79 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Giấy uỷ quyền rất dễ huỷ, chỉ cần tuân thủ Điều 588 BLDS 2005.
Lê Văn Hùng (Đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Theo Điều 139 BLDS, uỷ quyền là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.Ảnh minh họa |
Việc chọn hình thức uỷ quyền nào là do các bên thoả thuận. Tuy nhiên, hợp đồng uỷ quyền sẽ phức tạp hơn nhiều so với giấy uỷ quyền. Khi ký hợp đồng uỷ quyền, bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền phải cùng nhau ký vào hợp đồng. Điều 44 Luật Công chứng, quy định: “Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”.
Trong khi đó, với giấy uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ cần ký tên, chứng thực chữ ký tại Phòng Tư pháp của UBND theo quy định tại Nghị định số 79 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Giấy uỷ quyền rất dễ huỷ, chỉ cần tuân thủ Điều 588 BLDS 2005.
Luật gia NGUYỄN VĂN KHÔI
(Theo Công lý)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet