Tư vấn xây nhà trên đất nhỏ và tóp hậu
Gia đình tôi có mảnh đất bị vát phía sau (tóp hậu) và diện tích không được rộng rãi lắm. Tôi muốn nhờ KTS thiết kế tư vấn xây nhà 3 tầng hiện đại, tiện ích cho gia đình có 3 thành viên.
Yêu cầu:
Mặt tiền thứ trước nhà là 5,5m, mặt tiền thứ hai (chiều dài) 10,8m và mặt sau nhà 3m. Lưu ý giúp tôi là trong gia đình có người bệnh nên bố trí một phòng ngủ dưới tầng 1 có vệ sinh khép kín. Còn lại các yêu cầu sinh hoạt cơ bản như sau: Phòng khách, bếp ăn, hai tầng ngủ trên tầng 2 và tầng 3 là phòng thờ và khu vực sân thượng.
Nhờ KTS tư vấn giúp phương án thiết kế, xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu kỹ hiện trang mảnh đất của gia đình, chúng tôi đưa ra lời giải thiết kế cho ngôi nhà như sau:
Ngôi nhà có hai yếu tố cần xem xét khi thiết kế, thứ nhất là hình thù đất vát nhỏ lại về phía sau hay còn gọi là tóp hậu. Thông thường đối với nhà tóp hậu KTS dựa trên nguyên tắc “gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông”, tức là những phần đất bị móp hoặc khó đưa vào những không gian chính thì sẽ được xử lý thành các không gian phụ như nhà kho, nhà vệ sinh, tiểu cảnh….Tuy nhiên diện tích đất của gia đình không cho phép cắt xén như vậy vì sẽ làm hạn chế tối đa không gian sử dụng cho những khu vực quan trọng khác. Giải pháp của KTS là xử lý căn phòng không vuông vắn bằng sự khéo léo trong cách lựa chọn bài trí nội thất.
Thứ hai là gia đình có người bệnh nên cần sự yên tĩnh, gần như là tách biệt với mọi sinh hoạt xung quanh nên cần có một căn phòng khép kín và không bị ảnh hưởng bởi những sinh hoạt thường nhật của gia đình. Vì vậy vị trí thích hợp nhất là thiết kế phòng phía cuối mảnh đất, từ đó cầu thang đi lại sẽ được “dịch chuyển” lên vị trí gần cửa ra vào tại phòng khách do thiết kế tại mé phải hay trái của ngôi nhà đều không hợp lý, chiếm nhiều diện tích sinh hoạt.
Lợi thế của mảnh đất là hai mặt tiền thông thoáng nên phòng khách và bếp ăn đón nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên, cửa chính sử dụng chất liệu kính đồng bộ với cửa sổ trong nhà. Bếp và phòng khách ngăn với nhau bằng lam chắn hoặc kệ tủ tùy theo sự lựa chọn của gia đình. Phòng ngủ của người bệnh cũng được cung cấp đầy đủ ánh sáng và bầu không khí tự nhiên nhằm đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Tầng hai bố trí hai phòng ngủ nhỏ. Phòng ngủ 1 được “nắn” lại rất vuông vắn bằng cách thiết kế ban công nhỏ nơi cầu thang lên xuống. Hai phòng ngủ đều có vệ sinh khép kín riêng tư và thoải mái.
Tầng ba thiết kế một phòng thờ nhỏ, xung quanh là sân thượng sân phơi và một góc riêng dành cho khu vực giặt đồ của gia đình.
Hy vọng gia đình hài lòng với mẫu thiết kế của chúng tôi!
Mặt tiền thứ trước nhà là 5,5m, mặt tiền thứ hai (chiều dài) 10,8m và mặt sau nhà 3m. Lưu ý giúp tôi là trong gia đình có người bệnh nên bố trí một phòng ngủ dưới tầng 1 có vệ sinh khép kín. Còn lại các yêu cầu sinh hoạt cơ bản như sau: Phòng khách, bếp ăn, hai tầng ngủ trên tầng 2 và tầng 3 là phòng thờ và khu vực sân thượng.
Nhờ KTS tư vấn giúp phương án thiết kế, xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu kỹ hiện trang mảnh đất của gia đình, chúng tôi đưa ra lời giải thiết kế cho ngôi nhà như sau:
Ngôi nhà có hai yếu tố cần xem xét khi thiết kế, thứ nhất là hình thù đất vát nhỏ lại về phía sau hay còn gọi là tóp hậu. Thông thường đối với nhà tóp hậu KTS dựa trên nguyên tắc “gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông”, tức là những phần đất bị móp hoặc khó đưa vào những không gian chính thì sẽ được xử lý thành các không gian phụ như nhà kho, nhà vệ sinh, tiểu cảnh….Tuy nhiên diện tích đất của gia đình không cho phép cắt xén như vậy vì sẽ làm hạn chế tối đa không gian sử dụng cho những khu vực quan trọng khác. Giải pháp của KTS là xử lý căn phòng không vuông vắn bằng sự khéo léo trong cách lựa chọn bài trí nội thất.
Thứ hai là gia đình có người bệnh nên cần sự yên tĩnh, gần như là tách biệt với mọi sinh hoạt xung quanh nên cần có một căn phòng khép kín và không bị ảnh hưởng bởi những sinh hoạt thường nhật của gia đình. Vì vậy vị trí thích hợp nhất là thiết kế phòng phía cuối mảnh đất, từ đó cầu thang đi lại sẽ được “dịch chuyển” lên vị trí gần cửa ra vào tại phòng khách do thiết kế tại mé phải hay trái của ngôi nhà đều không hợp lý, chiếm nhiều diện tích sinh hoạt.
Lợi thế của mảnh đất là hai mặt tiền thông thoáng nên phòng khách và bếp ăn đón nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên, cửa chính sử dụng chất liệu kính đồng bộ với cửa sổ trong nhà. Bếp và phòng khách ngăn với nhau bằng lam chắn hoặc kệ tủ tùy theo sự lựa chọn của gia đình. Phòng ngủ của người bệnh cũng được cung cấp đầy đủ ánh sáng và bầu không khí tự nhiên nhằm đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.
Tầng hai bố trí hai phòng ngủ nhỏ. Phòng ngủ 1 được “nắn” lại rất vuông vắn bằng cách thiết kế ban công nhỏ nơi cầu thang lên xuống. Hai phòng ngủ đều có vệ sinh khép kín riêng tư và thoải mái.
Tầng ba thiết kế một phòng thờ nhỏ, xung quanh là sân thượng sân phơi và một góc riêng dành cho khu vực giặt đồ của gia đình.
Hy vọng gia đình hài lòng với mẫu thiết kế của chúng tôi!
KTS. Nguyễn Sỹ Triệu
Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim
(Theo Archi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet