Tư vấn thiết kế nhà ống một mặt thoáng
Việc bố trí không gian trong nhà ống một mặt thoáng thường gây khó cho các nhà thiết kế và gia chủ. Những vấn đề then chốt cần giải quyết đó là hình dáng kiến trúc, công năng, phong thuỷ và thẩm mỹ.
1. Tạo giếng trời – lá phổi của nhà ống
Trong những căn nhà phố có chiều dài từ 12m trở lên thì vấn đề thông thoáng, chiếu sáng là điều vô cùng quan trọng, chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như tinh thần của người sống trong đó. Và giải pháp thiết kế giếng trời được xem là tốt nhất để tạo lối đi đối lưu cho gió và lấy được nguồn sáng tự nhiên. Nhà càng có chiều dài lớn và cao tầng thì càng phải tạo nhiều giếng trời trải đều suốt chiều dài ngôi nhà, thường là một ngôi nhà sâu thì có 2 – 3 giếng. Giếng trời đặt giữa nhà nên kết hợp với khu vực cầu thang để không bị mất diện tích, lại có ánh sáng tự nhiên cho lối đi.
Nhà chỉ có một mặt thoáng cần bố trí hướng các phòng, các khu vực chức năng về phía các giếng trời để không gian được thông thoáng. Kết hợp trang trí khu vực giếng trời với những chất liệu thiên nhiên hoặc một hồ cá nho nhỏ thì không gian giếng trời sẽ trở thành nơi thư giãn thật tuyệt vời và tạo được giá trị thẩm mỹ lớn cho ngôi nhà.
2. Phân chia không gian
Nhà ống một mặt thoáng thường không có nhiều sự lựa chọn trong việc bố trí hoặc thay đổi một số không gian sinh hoạt trong nhà. Tuy nhiên để tránh đơn điệu trong việc phân chia phòng các tầng thì không nhất thiết phải chia đều, giống nhau, có thể đan xen. Chẳng hạn thiết kế một tầng lửng làm phòng khách, phòng sinh hoat chung hoặc phòng ngủ…Nếu không làm tầng lửng có thể chọn tầng trung tâm làm nơi sinh hoạt, giao tiếp chung, nơi đọc sách… Hoặc để hẳn một tầng “trống” trên đó thiết kế khu sinh hoạt gia đình, có cả vườn cảnh, chỗ vui chơi…3. Khu vệ sinh hợp lý
Nhà vệ sinh ngày càng có vai trò thư giãn quan trọng, đặc biệt là với những không gian hạn chế như nhà ống. Với nhiều người, thiết kế khu vực vệ sinh cần đầy đủ cả hai yếu tố công năng và thẩm mỹ. Đó là lý do hiện nay các gia chủ rất chăm chút, tỉ mẩn trang trí và trang bị vật dụng thật sạch đẹp cho không gian này. Đôi khi, khu vực vệ sinh còn hiện đại và trang nhã hơn cả phòng ngủ vì nó có tần suất sử dụng nhiều trong nhà ở.Trong nhà phố, thông thường thiết kế nhà vệ sinh kề bên giếng trời hoặc về những phía tiếp giáp với hàng lang, khoảng không, nơi có thể đối lưu với môi trường tự nhiên, tiếp xúc với không gian bên ngoài vì điều kiện thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho nhà vệ sinh, nếu được sự thoáng khí tự nhiên là tốt nhất. Trong trường hợp eo hẹp về diện tích sử dụng, có thể đưa nhà vệ sinh vào dưới gầm cầu thang bởi vị trí này tuy tận dụng được không gian nhưng cần hỗ trợ bằng quạt hút để đối lưu không khí cho phòng.Một yếu tố nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo, khu ướt dành để tắm. Tách bạch hai khu vực này bằng vách lửng kính, bồn tắm hoặc tạo một cao độ nền khác so với khu vực khô. Như vậy nhà vệ sinh sẽ sạch và dễ dàng lau dọn.
KTS. Nguyễn Đắc Thạnh
Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim
(Theo Archi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet