Từ Liêm-Hà Nội: Ngang nhiên biến đất công thành...đất ở!
Việc lấn chiếm đất nông nghiệp tăng mạnh trong vài năm trở lại đây do Hà Nội mở rộng về phía Tây với một số trục đường mới được xây dựng. Hơn nữa, khu vực này nằm cận kề Đại lộ dài và đẹp nhất Việt Nam với hàng chục dự án.
Ngay sau khi có đơn thư phản ánh của bà con xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, mới đây phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có mặt tại khu vực này để khảo sát. Những gì mà tôi nhận được là hàng chục hécta đất lúa bị người dân san lấp làm mặt bằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép.
Một điều lạ, vi phạm rành rành diễn ra ngay sát cơ quan công quyền địa phương nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay các vi phạm này vẫn chưa được xử lý một cách triệt để.
Không những thế, tại những con đường liên xã, liên thôn, hai bên đường dường như đã biến thành xưởng sửa chữa ôtô. Hàng chục ngàn mét vuông đất nông nghiệp, đất công khác trên địa bàn cũng đã bị người dân "biến" thành đất ở; nhiều hộ đã xây nhà kiên cố ngay trên đất nông nghiệp.
Sở dĩ, việc lấn chiếm đất nông nghiệp tăng mạnh trong vài năm trở lại đây do Thủ đô Hà Nội mở rộng về phía Tây với một số trục đường mới được xây dựng và đi vào hoạt động như Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn kéo dài. Hơn nữa, khu vực này nằm trong quy hoạch đẹp lại cận kề Đại lộ dài và đẹp nhất Việt Nam với hàng chục dự án như: Khu đô thị An Khánh – An Thượng; khu đô thị mới Tây Mỗ; dự án Khu nhà ở Đại Mỗ; tổ hợp khách sạn Dầu khí; dự án khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ; Khu đô thị CEO Quốc Oai; khu công nghệ cao Hòa Lạc…
Đặc biệt, huyện Từ Liêm lại nằm trong vùng dịch chuyển cơ quan hành chính nhà nước cộng với thông tin sắp lên thành Quận khiến giá đất tại khu vực này sôi động hơn bao giờ hết. Đây chính là những nguyên nhân khiến việc tự ý lấn chiếm đất nông nghiệp để kinh doanh, buôn bán diễn ra một cách công khai quanh khu vực Phú Đô, Mễ Trì, Ngọc Trục, Đại Mỗ...Đáng nói, dư luận cho rằng tình trạng ồ ạt lấn chiếm đất công sở dĩ diễn ra tràn lan là nhờ có sự tiếp tay của một số cán bộ địa phương. Nhiều người đã giàu lên nhanh chóng nhờ phong trào buôn bán, hợp thức đất nông nghiệp xen kẹt xung quanh các dự án đô thị.
Theo số liệu mới nhất mà UBND xã Đại Mỗ cung cấp, trong tháng 8/2011, tổ công tác thanh tra xây dựng, quản lý đất đai xã Đại Mỗ đã tiến hành rà soát, thống kê lập biên bản khắc phục hậu quả toàn tuyến hai bên đường quốc lộ 70 và 72. Kết quả cho thấy có 131 chủ hộ vi phạm dựng lều lán trái phép, lập xưởng sản xuất đồ gỗ, bán hàng lâm sản, bán vật liệu xây dựng, bán sắt vụn, quán ăn. Các diện tích đất nông nghiệp ven thôn, làng hoặc xen giữa các dự án đô thị đã và đang là mục tiêu của tình trạng lấn chiếm, xây nhà không phép. Mặc dù thực hiện ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Từ Liêm, được sự giúp đỡ của các ban ngành chức năng của huyện hỗ trợ, UBND xã Đại Mỗ đã tiến hành tháo dỡ nhiều lần các công trình vi phạm nhưng các hộ vẫn tiếp tục tái phạm và tồn tại đến nay.
Ông Giảng cho hay, ngay sau khi phát hiện người dân đổ đất trên đất nông nghiệp, chính quyền địa phương đã lập biên bản xử phạt hành chính, lập hồ sơ vi phạm đất đai và trật tự xây dựng. Xã cũng đã tiến hành xử lý theo đúng quy trình, nhưng hầu hết các trường hợp bị xử lý đều tái vi phạm, nhiều hộ tái vi phạm đến 5 lần. Trong tổng số gần 200 trường hợp vi phạm, đến nay không những không có trường hợp nào trả lại hiện trạng như ban đầu mà diện tích vi phạm ngày càng rộng hơn theo thời gian.
Một trong những lý do được ông Trần Gia Dũng – Cán bộ địa chính đưa ra là do xã Đại Mỗ có làng nghề đan phên ở thôn Ngọc Trục, chuyên buôn bán vật liệu xây dựng như tre, nứa, gỗ. Để quản lý việc kinh doanh của các hộ UBND xã đã đề nghị UBND huyện cho xây dựng chợ Vật liệu xây dựng với diện tích 3ha nhưng chỉ được chấp thuận 1ha nên không đủ diện tích cho tất cả các hộ có nhu cầu kinh doanh và đưa kinh doanh vào trong chợ.
Do nhu cầu buôn bán, kinh doanh của làng nghề trong khi không có chợ tập trung để cho người dân buôn bán, kinh doanh nên các hộ đã tự ý dựng lều lán, nhà tạm ven đường 70. Qua nhiều năm thay đổi nhiều cán bộ thanh tra xây dựng nên việc xử lý vi phạm và tái vi phạm không triệt để dẫn đến hiện trạng thực tế các vi phạm còn tồn tại từ đó đến nay. Đối với các hộ vi phạm, thanh tra xây dựng đã lập biên bản vi phạm nhưng do có sự luân chuyển cán bộ thanh tra xây dựng nên việc bàn giao hồ sơ không được đầy đủ, có trường hợp còn hồ sơ, có trường hợp không.
Ông Dũng cũng cho rằng, việc Điện lực Từ Liêm ký hợp đồng cung cấp điện cho các xưởng sản xuất trên cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc cưỡng chế, tháo dỡ 131 nhà xưởng, giải tỏa khoảng trên 1.000 lao động là việc hết sức phức tạp và cần nhiều thời gian.
Cũng theo ông Giảng, UBND xã đã có văn bản đề nghị UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo Điện lực Từ Liêm xem xét và cắt toàn bộ các hợp đồng sử dụng điện với các hộ dân vi phạm dựng lều lán, nhà xưởng ven quốc lộ 70 – 72, cử lực lượng công an, thanh tra xây dựng huyện hỗ trợ UBND xã Đại Mỗ tiến hành lập kế hoạch tháo dỡ, giải tỏa toàn bộ vi phạm trên đất canh tác ven quốc lộ trên.“Tuy nhiên, thực hiện cưỡng chế thì khối lượng tài sản rất lớn, nếu thu toàn bộ về sẽ để ở đâu? Sau một thời gian người ta lại che bạt, lặp lại tình trạng cũ. Đây là bài toán thực sự khó. Bọn tôi vẫn hay dùng từ “đánh bùn sang ao”. Nói thì dễ nhưng làm là cả một quá trình” . Ông Giảng cũng khẳng định, các vi phạm mới phát sinh đã bị xã xử lý triệt để.
Không chỉ có ông Giảng, ông Dũng còn lo ngại rằng, khi hoàn thành việc xử lý các vi pham trên thì việc giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng 1.400 lao động trên địa bàn sẽ ra sao?
Theo như cách giải thích của lãnh đạo xã thì việc xử lý vi phạm tại đây là rất khó, chẳng khác gì “bắc thang lên hỏi ông trời”. Tuy nhiên, cứ kéo dài tình trạng trên sẽ khiến diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng thu hẹp. Do vậy, chính quyền địa phương và quản lý nhà nước cần có các biện pháp triệt để nhằm quản lý hiệu quả việc sử dụng đất đai.
Một điều lạ, vi phạm rành rành diễn ra ngay sát cơ quan công quyền địa phương nhưng không hiểu vì lý do gì mà đến nay các vi phạm này vẫn chưa được xử lý một cách triệt để.
Đất ruộng "vô tư" biến thành xưởng sản xuất kiên cố (Ảnh chụp tại thôn Ngọc Trục) |
Giàu to nhờ lấn chiếm đất công
Tại cánh đồng thôn Ngọc Trục, hàng ngàn mét vuông đất lúa đã bị các hộ dân đổ đất làm xưởng sản xuất, kinh doanh VLXD. Dọc hai bên quốc lộ 70 là những lán, xưởng sản xuất đồ gỗ. Con đường quốc lộ là vậy giờ chật hẹp, bụi mù khiến việc tham gia giao thông vô cùng nguy hiểm.Không những thế, tại những con đường liên xã, liên thôn, hai bên đường dường như đã biến thành xưởng sửa chữa ôtô. Hàng chục ngàn mét vuông đất nông nghiệp, đất công khác trên địa bàn cũng đã bị người dân "biến" thành đất ở; nhiều hộ đã xây nhà kiên cố ngay trên đất nông nghiệp.
Sở dĩ, việc lấn chiếm đất nông nghiệp tăng mạnh trong vài năm trở lại đây do Thủ đô Hà Nội mở rộng về phía Tây với một số trục đường mới được xây dựng và đi vào hoạt động như Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn kéo dài. Hơn nữa, khu vực này nằm trong quy hoạch đẹp lại cận kề Đại lộ dài và đẹp nhất Việt Nam với hàng chục dự án như: Khu đô thị An Khánh – An Thượng; khu đô thị mới Tây Mỗ; dự án Khu nhà ở Đại Mỗ; tổ hợp khách sạn Dầu khí; dự án khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ; Khu đô thị CEO Quốc Oai; khu công nghệ cao Hòa Lạc…
Đặc biệt, huyện Từ Liêm lại nằm trong vùng dịch chuyển cơ quan hành chính nhà nước cộng với thông tin sắp lên thành Quận khiến giá đất tại khu vực này sôi động hơn bao giờ hết. Đây chính là những nguyên nhân khiến việc tự ý lấn chiếm đất nông nghiệp để kinh doanh, buôn bán diễn ra một cách công khai quanh khu vực Phú Đô, Mễ Trì, Ngọc Trục, Đại Mỗ...Đáng nói, dư luận cho rằng tình trạng ồ ạt lấn chiếm đất công sở dĩ diễn ra tràn lan là nhờ có sự tiếp tay của một số cán bộ địa phương. Nhiều người đã giàu lên nhanh chóng nhờ phong trào buôn bán, hợp thức đất nông nghiệp xen kẹt xung quanh các dự án đô thị.
Việc lấn chiếm đất nông nghiệp diễn ra một cách công khai |
Theo số liệu mới nhất mà UBND xã Đại Mỗ cung cấp, trong tháng 8/2011, tổ công tác thanh tra xây dựng, quản lý đất đai xã Đại Mỗ đã tiến hành rà soát, thống kê lập biên bản khắc phục hậu quả toàn tuyến hai bên đường quốc lộ 70 và 72. Kết quả cho thấy có 131 chủ hộ vi phạm dựng lều lán trái phép, lập xưởng sản xuất đồ gỗ, bán hàng lâm sản, bán vật liệu xây dựng, bán sắt vụn, quán ăn. Các diện tích đất nông nghiệp ven thôn, làng hoặc xen giữa các dự án đô thị đã và đang là mục tiêu của tình trạng lấn chiếm, xây nhà không phép. Mặc dù thực hiện ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Từ Liêm, được sự giúp đỡ của các ban ngành chức năng của huyện hỗ trợ, UBND xã Đại Mỗ đã tiến hành tháo dỡ nhiều lần các công trình vi phạm nhưng các hộ vẫn tiếp tục tái phạm và tồn tại đến nay.
“Đánh bùn sang ao”
Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Giảng – Chủ tịch xã Đại Mỗ. Theo ông Giảng, chuyện lấn chiếm đất nông nghiệp không phải bây giờ mới diễn ra tại Đại Mỗ mà đã xuất hiện từ những năm 1998 khi mà xuất phát từ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất TTCN, kinh doanh VLXD một số hộ dân ở các thôn Chợ, Ngọc Đại, Liên Cơ, Ngang, Ngọc Trục của xã đã tự ý đổ đất, san lấp mặt bằng làm lán, xưởng ngay trên đất nông nghiệp của gia đình. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây việc người dân san lấp mặt bằng làm lán, xưởng diễn ra mạnh, nhất là trên trục đường 70.Ông Giảng cho hay, ngay sau khi phát hiện người dân đổ đất trên đất nông nghiệp, chính quyền địa phương đã lập biên bản xử phạt hành chính, lập hồ sơ vi phạm đất đai và trật tự xây dựng. Xã cũng đã tiến hành xử lý theo đúng quy trình, nhưng hầu hết các trường hợp bị xử lý đều tái vi phạm, nhiều hộ tái vi phạm đến 5 lần. Trong tổng số gần 200 trường hợp vi phạm, đến nay không những không có trường hợp nào trả lại hiện trạng như ban đầu mà diện tích vi phạm ngày càng rộng hơn theo thời gian.
Phóng viên DĐDN đã có cuộc làm việc với lãnh đạo xã để làm rõ vấn đề trên |
Một trong những lý do được ông Trần Gia Dũng – Cán bộ địa chính đưa ra là do xã Đại Mỗ có làng nghề đan phên ở thôn Ngọc Trục, chuyên buôn bán vật liệu xây dựng như tre, nứa, gỗ. Để quản lý việc kinh doanh của các hộ UBND xã đã đề nghị UBND huyện cho xây dựng chợ Vật liệu xây dựng với diện tích 3ha nhưng chỉ được chấp thuận 1ha nên không đủ diện tích cho tất cả các hộ có nhu cầu kinh doanh và đưa kinh doanh vào trong chợ.
Do nhu cầu buôn bán, kinh doanh của làng nghề trong khi không có chợ tập trung để cho người dân buôn bán, kinh doanh nên các hộ đã tự ý dựng lều lán, nhà tạm ven đường 70. Qua nhiều năm thay đổi nhiều cán bộ thanh tra xây dựng nên việc xử lý vi phạm và tái vi phạm không triệt để dẫn đến hiện trạng thực tế các vi phạm còn tồn tại từ đó đến nay. Đối với các hộ vi phạm, thanh tra xây dựng đã lập biên bản vi phạm nhưng do có sự luân chuyển cán bộ thanh tra xây dựng nên việc bàn giao hồ sơ không được đầy đủ, có trường hợp còn hồ sơ, có trường hợp không.
Ông Dũng cũng cho rằng, việc Điện lực Từ Liêm ký hợp đồng cung cấp điện cho các xưởng sản xuất trên cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc cưỡng chế, tháo dỡ 131 nhà xưởng, giải tỏa khoảng trên 1.000 lao động là việc hết sức phức tạp và cần nhiều thời gian.
Cũng theo ông Giảng, UBND xã đã có văn bản đề nghị UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo Điện lực Từ Liêm xem xét và cắt toàn bộ các hợp đồng sử dụng điện với các hộ dân vi phạm dựng lều lán, nhà xưởng ven quốc lộ 70 – 72, cử lực lượng công an, thanh tra xây dựng huyện hỗ trợ UBND xã Đại Mỗ tiến hành lập kế hoạch tháo dỡ, giải tỏa toàn bộ vi phạm trên đất canh tác ven quốc lộ trên.“Tuy nhiên, thực hiện cưỡng chế thì khối lượng tài sản rất lớn, nếu thu toàn bộ về sẽ để ở đâu? Sau một thời gian người ta lại che bạt, lặp lại tình trạng cũ. Đây là bài toán thực sự khó. Bọn tôi vẫn hay dùng từ “đánh bùn sang ao”. Nói thì dễ nhưng làm là cả một quá trình” . Ông Giảng cũng khẳng định, các vi phạm mới phát sinh đã bị xã xử lý triệt để.
Không chỉ có ông Giảng, ông Dũng còn lo ngại rằng, khi hoàn thành việc xử lý các vi pham trên thì việc giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng 1.400 lao động trên địa bàn sẽ ra sao?
Theo như cách giải thích của lãnh đạo xã thì việc xử lý vi phạm tại đây là rất khó, chẳng khác gì “bắc thang lên hỏi ông trời”. Tuy nhiên, cứ kéo dài tình trạng trên sẽ khiến diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng thu hẹp. Do vậy, chính quyền địa phương và quản lý nhà nước cần có các biện pháp triệt để nhằm quản lý hiệu quả việc sử dụng đất đai.
(Theo DĐDN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet