Từ chối quyền thừa kế
Hỏi: Sáu chị em tôi đồng thừa kế một căn nhà của cha mẹ để lại. Năm 2000, chính quyền địa phương đã xác nhận 5 người trong số chúng tôi ủy quyền cho một người sửa chữa căn nhà, người sửa chữa hiện nay là chủ hộ căn nhà đó (nhà chưa có sổ hồng).
Nay 5 người trong số chị em tôi muốn từ chối quyền thừa kế và chỉ ủy quyền cho một người làm chủ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà (sổ hồng). Vậy phải từ chối thừa kế và ủy quyền theo mẫu nào (có 3 người ở nước ngoài)?
Nếu người được ủy quyền vì già yếu hay ốm đau có thể ủy quyền cho người khác đi công chứng hoặc làm bất cứ giấy tờ có liên quan tới căn nhà được không?
- Trả lời:
Như bà trình bày, ba mẹ bà mất có để lại di sản là căn nhà chưa có giấy tờ hợp lệ về nhà đất và không để lại di chúc. Vì thế việc phân chia di sản trong trường hợp này được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Việc từ chối nhận di sản phải lập văn bản từ chối nhận di sản trong vòng 6 tháng kể từ ngày ba (mẹ) bà qua đời. Quá thời hạn này thì không thể từ chối nhận di sản được nữa mà phải kê khai nhận di sản thừa kế theo luật.
Do căn nhà ba mẹ bà để lại chưa có giấy tờ hợp lệ về nhà đất nên để khai nhận di sản thừa kế, 5 anh chị em bà phải cử đại diện lập hồ sơ xin cấp chủ quyền đối với căn nhà này. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp chủ quyền cho căn nhà này, 5 anh chị em bà mới tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng.
Đến lúc đó 5 anh chị em bà có thể thỏa thuận việc nhường quyền thừa kế của mỗi người cho người kia trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Việc ủy quyền cho một người lập hồ sơ xin đại diện cấp chủ quyền hoặc thay mặt kê khai di sản thừa kế được pháp luật cho phép. Nếu đang ở VN, lập văn bản ủy quyền tại UBND cấp quận hoặc tại phòng công chứng. Nếu ở nước ngoài, đến Đại sứ quán VN tại nước sở tại lập. Trong nội dung văn bản ủy quyền nên ghi thêm nội dung là cho phép người được thụ ủy được ủy quyền lại cho người thứ 3 thực hiện công việc được ủy quyền, có như thế khi người được ủy quyền ốm đau, già yếu, bận việc thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc được ủy quyền.
Theo NLĐ
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet