Chỗ ở hợp pháp là nơi công dân thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.

Công dân tạm trú liên tục một năm trở lên được đăng ký hộ khẩu vào ngoại thành (huyện, thị xã). Nếu tạm trú 2 năm, công dân được nhập hộ khẩu vào nội thành.


Ảnh minh hoạ

Nghị định ghi rõ, nếu tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú được tính bằng tổng thời gian tạm trú ở các chỗ đó. Tuy nhiên, nơi đề nghị nhập hộ khẩu phải là nơi đang tạm trú. Mặt khác, việc nhập hộ khẩu vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức phải được chủ nhà đồng ý bằng văn bản.

Riêng nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội, công dân phải thực hiện theo Luật Thủ đô với điều kiện khắt khe hơn. Công dân phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức cá nhân đăng ký kinh doanh nhà ở và đảm bảo diện tích bình quân.

Người chưa tạm trú đủ 3 năm tại nội thành Hà Nội, phải thuộc diện: vợ về với chồng, con về với cha mẹ hoặc ngược lại; người hết tuổi lao động về ở với anh chị em ruột; người chưa thành niên không còn cha mẹ về ở với ông bà, anh, chị, em, cô dì, chú bác ruột;...

Quy định trên có hiệu lực từ 15/6 năm nay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME