Có quá nhiều đơn vị quản lý

 

Tuyến đường Láng - Hòa Lạc có chiều dài 28 km, đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất và có rất nhiều cơ quan quản lý tuyến đường này. Cụ thê, gồm chính quyền địa phương, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 248 (Bộ GTVT), thanh tra GTVT Cục Đường bộ, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, nhưng do có quá nhiều đơn vị quản lý, dựa dẫm nhau nên các vi phạm gây mất ATGT vẫn diễn ra thường ngày. Một lãnh đạo Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 248 đã phải thừa nhận về sự bất lực trong việc quản lý, đó là khi các đơn vị kiểm tra đến kiểm tra, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT trên tuyến thì người dân hai bên đường bỏ chạy. Tuy nhiên, chỉ cần đoàn kiểm tra đi cách đó 500m là việc họp chợ trên đường lại hoạt động nhộn nhịp như chưa hề có việc kiểm tra, xử lý. Cũng theo vị lãnh đạo này thì vi phạm nhiều và thường xuyên tái diễn nhiều nhất là chợ Vân Côn, huyện Hoài Đức.

 

Về tình trạng phế thải đổ bừa bãi hai bên đường thì đơn vị đang thi công đường là Ban QLDA đường Láng - Hòa Lạc và Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 248 lại đổ lỗi cho nhau về công tác quản lý, bắt nguồn từ việc đơn vị thi công đào đất đổ lên dải phân cách và đổ lên mặt đường mới để chịu tải. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc đổ đất, phế thải bừa bãi như hiện nay bắt nguồn từ việc đơn vị thi công tiết kiệm chi phí đã đào đất đổ lên dải phân cách, sau đó san lấp nền đường để khỏi mất công vận chuyển đất đi về gây bụi bẩn. Sau này các xe chở đất thải từ nội thành theo đó đổ bừa bãi ra đường.

 

Trả lại sự phong quang cho tuyến đường

 

Để chấm dứt tình trạng mất ATGT và vệ sinh môi trường trên tuyến, bắt đầu từ ngày 1/12 tới đây, Sở GTVT, Công an TP phối hợp với chính quyền các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất tổ chức giải tỏa các vi phạm hành lang ATGT tuyến đường Láng - Hòa Lạc.

Ông Thạch Như Sỹ, chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết, qua khảo sát thực tế các vi phạm trên tuyến cho thấy, có 97 lều lán, 137 biển quảng cáo, 52 tụ điểm bán hàng rong và 190 cây xanh che khuất tầm nhìn gây mất ATGT. Trong đó các vi phạm nhiều nhất về tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT để kinh doanh, buôn bán xảy ra ở các địa bàn huyện Hoài Đức, Thạch Thất và Quốc Oai. Còn các vi phạm về đổ phế thải bừa bãi chủ yếu trên địa bàn huyện Từ Liêm. Tính sơ bộ khối lượng đất, phế thải bừa bãi trên dọc tuyến lên tới khoảng 46 vạn m3 với 76 điểm thường xuyên bị đổ bậy.

 

Cũng theo ông Thạch Như Sy, trong đợt ra quân giải tỏa, các lực lượng sẽ giải tỏa hết các vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT, đồng thời thu dọn toàn bộ đất, phế thải hai bên đường để bảo đảm ATGT và mỹ quan đô thị. Cụ thể, sẽ thu dọn, vận chuyển đất phế thải tại 25 điểm, các điểm còn lại sẽ tổ chức san gạt phẳng để bảo đảm ATGT. Dự kiến đợt kiểm tra, giải tỏa sẽ được thực hiện trong 10 ngày, sau đó sẽ bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.

 

Ông Nguyễn Hoàng Linh, phó giám đốc Sở GTVT cho biết, để chấm dứt tình trạng đổ trộm đất, phế thải ra đường Láng - Hòa Lạc, Sở GTVT sẽ làm việc với huyện Quốc Oai để mở điểm đổ phế thải cho các xe ô tô vào đổ tại xã Yên Sơn. Dự kiến trong tuần này sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý để cho các xe vào bãi đổ. Bên cạnh đó, sẽ thành lập các chốt liên ngành tuần tra 24/24 giờ trên đường để phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đổ trộm. Khi phát hiện vi phạm, bên cạnh việc xử phạt tạm giữ xe, cũng như doanh nghiệp có xe đổ bậy, hồ sơ còn được giao cho Cảnh sát điều tra để xử lý.

Theo KTĐT

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME