Trung Quốc: Thị trường nhà đất khiến... truyền thống bị đảo lộn
Trung Quốc vừa đưa ra một loạt chính sách, quy định khi người dân mua bất động sản. Theo đó, nếu muốn sở hữu những căn nhà tại các thành phố lớn, người dân sẽ phải đi ngược lại truyền thống đặc biệt là truyền thống kết hôn.
Đi ngược truyền thống
Chàng kỹ sư phần mềm 28 tuổi đến từ tỉnh Phúc Kiến có dự định sẽ cưới vợ vào năm tới và trong thời gian này đang tìm mua 1 căn hộ. Từ ngàn đời nay, đó vẫn là truyền thống của người Trung Quốc khi người con trai phải có nhà trước khi cưới vợ.Ở nông thôn, các bậc cha mẹ dốc hết tiền bạc của gia đình để xây nhà cho con trai trước khi cưới vợ trong khi có 1 căn hộ là điều kiện bắt buộc ở thành phố. Theo cách ví von của người Trung Quốc, phải “xây tổ trước khi quyến rũ phượng hoàng”. Giờ đây, Zhao bắt buộc phải “có phượng hoàng trước khi có tổ.”
“Đây thật sự là 1 chính sách vô lý. Chúng tôi không phải là nhà đầu cơ, chúng tôi chỉ đơn giản cần 1 chỗ ở”, Zhao nói. Kết hôn trước là đi ngược truyền thống và Zhao sẽ phải giải thích với gia đình bạn gái rằng đây là chính sách của Thượng Hải.
Năm ngoái, Thượng Hải bắt đầu giới hạn mỗi người dân bản địa chỉ được phép sở hữu 2 căn nhà. Trong khi đó, các gia đình là dân nhập cư với số lượng lên đến 9 triệu người chỉ được sở hữu 1 căn. Dân nhập cư chưa kết hôn chỉ có thể mua nhà nếu chứng minh được đã nộp thuế tối thiểu là 1 năm. Tuy nhiên, giờ đây, với chính sách mới, họ thậm chí còn không làm được điều đó.
Thượng Hải đang ngày càng thắt chặt chính sách đối với thị trường bất động sản nhằm kìm hãm đà tăng của giá. Giá nhà mới ở đây đã tăng 9 tháng liên tiếp và chỉ dừng lại ở tháng 5, khi chính phủ đạt được mục tiêu “giảm nhiệt” thị trường bất động sản.Các chính sách cũng đã phát huy tác dụng. Số nhà mới bán ra ở Thượng Hải trong tháng 7 đã giảm tới 16%. Tháng 6, con số tăng vọt 24% và đạt mức cao nhất 17 tháng. Là thành phố lớn thứ 2 Trung Quốc, tính đến cuối năm 2010, Thượng Hải có dân số vào khoảng 23 triệu người với 9 triệu dân nhập cư. Nhân công của các ngành xây dựng, công nghệ thông tin và nhiều ngành khác đổ về đây chính là nguyên nhân khiến giá nhà tăng gấp 3 trong 10 năm qua.
Chính sách mang tính kỳ thị?
Zhang Lei là 1 blogger hiện có hơn 110.000 người hâm mộ trên Weibo (phiên bản ở Trung Quốc của Twitter) đến từ Chiết Giang và đã sống ở Thượng Hải 8 năm nay. Cô gái 31 tuổi cho biết chưa bao giờ có kế hoạch kết hôn và đang chuẩn bị bỏ ra 3 triệu nhân dân tệ (471.000 USD) để mua 1 căn hộ ở phía Bắc Thượng Hải. Tuy nhiên, kế hoạch của cô bị đổ bể.“Thật là phiền phức. Đây là chính sách kỳ thị !” Zhang nói. Cô đã chăm chỉ kiếm tiền nhiều năm và chờ đến thời khắc có thể mua được nhà nhưng đột nhiên 1 ngày được thông báo điều đó là không thể.
“Chúng tôi cũng đóng thuế và đóng góp cho sự phát triển của thành phố như những người bản địa hay người nước ngoài. Do đó không có lý gì chúng tôi bị đối xử khác biệt.” Zhang bổ sung thêm.
Trong khi đó, Thượng Hải được coi là thành phố có chính sách kiểm soát dân cư chặt chẽ nhất ở Trung Quốc. Để được coi là người bản địa, 1 người phải có bố mẹ là người Thượng Hải; hoặc đã định cư ở đây ít nhất là 7 năm và được cơ quan thuế chứng nhận; hoặc kết hôn với 1 người Thượng Hải chính gốc và cuộc hôn nhân phải kéo dài 10 năm.
Theo Wang Xiaoyu, giáo sư và nhà phê bình xã hội tại Viện nghiên cứu Tongji, chính sách của Thượng Hải mang tính độc tài và chỉ làm cho sự phân biệt sâu sắc hơn. Nếu như chính sách nhấn mạnh vào thuế, ý niệm về quyền công dân sẽ rõ ràng hơn. Trước đây, chính sách của Thượng Hải đi theo hướng này.
Thậm chí, từ khi áp dụng chính sách này, người mua nhà đã tìm cách mua giấy chứng nhận kết hôn giả với giá chỉ 100 nhân dân tệ - số tiền quá nhỏ so với giá trị căn nhà.
Nhu cầu dồn nén
Theo Albert Lau, Giám đốc chi nhánh Thượng Hải của Savills, nhu cầu thực sự là điều rất khó kiểm soát. Chính phủ có thể đưa ra các mệnh lệnh hành chính nhưng nhu cầu của thị trường thì vẫn còn ở đó. Nhu cầu sẽ bùng nổ khi có bất cứ dấu hiệu tích cực nào bởi có 1 căn nhà và kết hôn là điều hiển nhiên.Ngày 15/8, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra nhận định với lạm phát giảm bớt, Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách theo hướng nới lỏng. Nhận định này có thể làm tăng dự đoán cho rằng Trung Quốc sắp cắt giảm lãi suất. Ngay sau đó, chỉ số theo dõi các cổ phiếu bất động sản trong chỉ số Shanghai Composite đã tăng 0,1% và tăng tổng cộng 11% từ đầu năm đến nay.
(Theo TTVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet