Trung Quốc không hạn chế đầu tư nước ngoài vào BĐS
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa tuyên bố hiện không có bất cứ "hạn chế đặc biệt" nào để giới hạn nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào bất động sản nước này.
Ông Sun Peng, Phó giám đốc Cục Quản lý Đầu tư nước ngoài của Bộ Thương mại Trung Quốc, và các cơ quan chính phủ khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng đối với vấn đề dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Trung Quốc giảm trong nửa đầu năm nay 2009, và cho biết hiện chính phủ Trung Quốc đang thực hiện điều tra nghiên cứu về vấn đề này.
Trung Quốc cho biết nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước này trong nửa đầu năm nay đã giảm tới 17,9% so với năm ngoái xuống còn 43 tỷ USD do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ông Sun cho biết: "Nếu nền kinh tế hồi phục trong nửa cuối năm tới, tốc độ sụt giảm đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ chững lại."
Hồi tháng 3/2009, theo cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poors, do những thách thức nảy sinh từ biến động thị trường, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường bất động sản của Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ “nợ nần chồng chất” và phá sản, thậm chí ngay cả những quốc gia có bề dầy về phát triển bất động sản cũng đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Các số liệu liên quan cho thấy, trong tháng 1/2009, giá nhà đất tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm liên tiếp trong tháng 2 và tháng 3 tiếp theo.
Tuy nhiên, giá nhà mới xây ở 36 thành phố lớn và vừa ở Trung Quốc tăng 6,3% vào tháng 6 so với hồi đầu năm 2009 do vay ngân hàng tăng gấp 3 lần.
Ngày 21/7, theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, mức giá trung bình tăng lên 959USD/m2. Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết giá nhà mới trong tháng 6 đã tăng 1,1% từ tháng 5 vừa qua. Thị trường bất động sản Trung Quốc đang phục hồi và giá cả có thể tiếp tục tăng trong quý III.
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh thu nhà đất trong nước hồi tháng 6 tăng 32% (tính theo diện tích sàn) và tăng 53% (tính theo trị giá) so với đầu năm 2009. Cơ quan này cho hay đầu tư phát triển bất động sản trong 6 tháng đầu năm tăng 9,9%.
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bất động sản của Vanke, công ty bất động sản niêm yết lớn nhất Trung Quốc, tăng 28%, còn Poly Real Estate tăng 168%.
Trung Quốc cho biết nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước này trong nửa đầu năm nay đã giảm tới 17,9% so với năm ngoái xuống còn 43 tỷ USD do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ông Sun cho biết: "Nếu nền kinh tế hồi phục trong nửa cuối năm tới, tốc độ sụt giảm đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ chững lại."
Hồi tháng 3/2009, theo cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poors, do những thách thức nảy sinh từ biến động thị trường, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường bất động sản của Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ “nợ nần chồng chất” và phá sản, thậm chí ngay cả những quốc gia có bề dầy về phát triển bất động sản cũng đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Các số liệu liên quan cho thấy, trong tháng 1/2009, giá nhà đất tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm liên tiếp trong tháng 2 và tháng 3 tiếp theo.
Tuy nhiên, giá nhà mới xây ở 36 thành phố lớn và vừa ở Trung Quốc tăng 6,3% vào tháng 6 so với hồi đầu năm 2009 do vay ngân hàng tăng gấp 3 lần.
Ngày 21/7, theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, mức giá trung bình tăng lên 959USD/m2. Cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết giá nhà mới trong tháng 6 đã tăng 1,1% từ tháng 5 vừa qua. Thị trường bất động sản Trung Quốc đang phục hồi và giá cả có thể tiếp tục tăng trong quý III.
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh thu nhà đất trong nước hồi tháng 6 tăng 32% (tính theo diện tích sàn) và tăng 53% (tính theo trị giá) so với đầu năm 2009. Cơ quan này cho hay đầu tư phát triển bất động sản trong 6 tháng đầu năm tăng 9,9%.
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bất động sản của Vanke, công ty bất động sản niêm yết lớn nhất Trung Quốc, tăng 28%, còn Poly Real Estate tăng 168%.
Theo Vitinfo
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet