Báo Pháp Chế Buổi Chiều dẫn nguồn từ Viện Nghiên cứu chỉ số nói trong ba quý đầu năm nay, thu nhập từ việc bán đất của 300 thành phố Trung Quốc lên tới khoảng 2.110,7 tỉ nhân dân tệ (345,3 tỉ USD), tăng 70% so với mức 1.243,5 tỉ nhân dân tệ cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thành phố Thâm Quyến dẫn đầu với tỉ lệ tăng 475%, theo sau là Quảng Châu với tỉ lệ tăng 432,2%.

Sau làn sóng bán đất trả nợ, liệu Trung Quốc có rơi vào một đợt khủng hoảng mới?

Mặc dù chính phủ tuyên bố tình trạng nợ ở Trung Quốc vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng một số chính quyền địa phương vẫn đang khốn đốn với nguy cơ không có khả năng trả nợ. Điều này khiến tình trạng nợ của chính phủ như một trái bom hẹn giờ. Con số của Cục Kiểm toán Trung Quốc hồi năm 2011 nói số nợ của các chính quyền địa phương đến cuối năm 2010 là khoảng 10.720 tỉ nhân dân tệ (khoảng 1.758 tỉ USD), tương đương 27% GDP. Theo Wall Street Journal, con số hiện tại là 15.000-30.000 tỉ nhân dân tệ (2.460-4.920 tỉ USD), tương đương 30% - 60% GDP.

Báo Pháp Chế Buổi Chiều miêu tả việc chính quyền bán đất trả nợ hệt như người mắc nợ đang bán máu lấy tiền. Theo các con số do chính quyền Vũ Hán công bố, năm 2011 Vũ Hán dùng 65 tỉ nhân dân tệ tiền bán đất để trả nợ, chiếm 44% trong tổng số nợ 143,5 tỉ nhân dân tệ.

Bộ Tài nguyên đất đai Trung Quốc cho biết không có bất kỳ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào có thể đem lại nguồn thu cho chính phủ lớn hơn việc bán đất. Hơn nữa, đây lại là một nguồn thu nhập đảm bảo nhất, ổn định nhất và thực tế nhất. “Đến một ngày bạn phát hiện toàn bộ đất đai đã bán sạch trơn, lúc đó bạn phải đối mặt với một cơn khủng hoảng thật sự” - chuyên gia kinh tế Mã Quang Viễn nhận định.

Theo kết quả thống kê tình trạng nợ của chính quyền địa phương của Cục Kiểm toán Trung Quốc, đến cuối năm 2012 bốn tỉnh và 17 thành phố cấp tỉnh cam kết dùng thu nhập từ việc bán đất để trả 55% số nợ của các tỉnh.

Từ năm 1979 đến nay, việc bán đất luôn là nguồn tiền trả nợ của chính quyền địa phương, ngày qua ngày xu hướng này càng trở nên nghiêm trọng. Theo nhật báo Đại Chúng, vấn đề nợ của chính phủ ngày càng tăng mạnh, thu nhập từ việc bán đất khó lòng lấp đầy lỗ đen này. Hơn nữa, quỹ đất ngày càng thu hẹp, tiền chi cho việc giải tỏa càng tăng cao, lợi nhuận từ việc bán đất càng ít. Nếu Trung Quốc không bắt đầu thực hiện các biện pháp trên, nguy cơ vỡ nợ là hiển nhiên.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME