Trung Quốc có nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản
Theo báo "Le Monde" (Pháp) ra ngày 15/8, thị trường nhà đất Trung Quốc đang bùng phát kiểu bong bóng và có nguy cơ sẽ bị nổ tung.
Tuy nguy cơ đó chưa thể hiện trên các con số thống kê chính thức, nhưng hiện nay thị trường nhà đất Trung Quốc đang có nhiều yếu tố để "quả bong bóng" phát triển như vốn ứ đọng nhiều, sự phi lý của người bán và người mua.
Những diễn biến mới đây của thị trường cũng cho thấy bất động sản ở Trung Quốc có xu hướng tăng giá mạnh. Những con số chính thức gần đây nhất cho thấy giữa tháng 6 và tháng 7 vừa qua, giá bán 1m² nhà đất đã tăng 7% chỉ trong một tháng. Giá nhà đất đã tăng đồng loạt tại 63 trên tổng số 70 thành phố lớn, kể cả ở Quảng Châu và Thâm Quyến, hai thành phố chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
So với thế giới, giá cả bất động sản ở Trung Quốc đang ở mức rất cao. Để mua được nhà, người dân phải trả ba tháng tiền lương cho 1m² theo giá nhà nước. Trong khi đó ở Anh, nơi khó có thể nói là giá bất động sản rẻ cũng chỉ ở mức giá tương đương với 1,1 tháng lương.
Có hai yếu tố thúc đẩy giá nhà đất Trung Quốc leo cao. Thứ nhất là khả năng tiếp cận vốn vay để mua nhà đang rất dễ dàng. Những người muốn mua nhà có thể được phép vay ngân hàng đến 30% giá mua nhà với lãi suất thấp nhất.
Nhân tố thứ hai liên quan đến xu hướng này là sự nhìn nhận có phần tiêu cực của người dân. Họ lo ngại lạm phát và tín dụng dồi dào sẽ khiến cho các khoản tiền tiết kiệm của họ mất giá trị. Việc mua bất động sản trở thành phương án tối ưu để giữ tiền trong thời kỳ khủng hoảng.
Bên bán cũng làm cho tình hình trầm trọng thêm. Thông thường, các công ty hoặc cá nhân sẽ bán các căn hộ sau khi đã hoàn tất để thu hồi vốn và mua những mảnh đất khác để đầu tư. Nhưng do thị trường vốn đang dồi dào lại có thể vay với lãi suất thấp, họ không cần phải vội vàng trong việc bán sản phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng nhà để bán không có nhiều, trong khi nhu cầu mua lại cao, khiến cho giá cả nhà đất ngày càng bị đẩy lên.
Tuy nhiên, xu hướng này sẽ tiêu tan khi ngân hàng quyết định ngừng cho vay vốn mua bất động sản. Trong trường hợp này, cả người bán và người mua đều chịu tổn hại. Do nguồn ngân sách mua nhà bị cắt, những người muốn mua nhà phải từ bỏ ý định mua nhà hoặc phải tìm những nhà hợp với túi tiền.
Các chủ đầu tư, do phải đối mặt với nguy cơ sụt giá do ế ẩm, sẽ phải thúc đẩy việc bán các căn hộ tồn đọng để có thể thu hồi vốn nhanh, dẫn đến việc giá nhà sụt nhanh mà vẫn không bán được. Doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn, thậm chí bị phá sản.
Nếu bong bóng bất động sản bị vỡ, Trung Quốc khó có thể ngăn chặn hậu quả quá lớn.
Những diễn biến mới đây của thị trường cũng cho thấy bất động sản ở Trung Quốc có xu hướng tăng giá mạnh. Những con số chính thức gần đây nhất cho thấy giữa tháng 6 và tháng 7 vừa qua, giá bán 1m² nhà đất đã tăng 7% chỉ trong một tháng. Giá nhà đất đã tăng đồng loạt tại 63 trên tổng số 70 thành phố lớn, kể cả ở Quảng Châu và Thâm Quyến, hai thành phố chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
So với thế giới, giá cả bất động sản ở Trung Quốc đang ở mức rất cao. Để mua được nhà, người dân phải trả ba tháng tiền lương cho 1m² theo giá nhà nước. Trong khi đó ở Anh, nơi khó có thể nói là giá bất động sản rẻ cũng chỉ ở mức giá tương đương với 1,1 tháng lương.
Có hai yếu tố thúc đẩy giá nhà đất Trung Quốc leo cao. Thứ nhất là khả năng tiếp cận vốn vay để mua nhà đang rất dễ dàng. Những người muốn mua nhà có thể được phép vay ngân hàng đến 30% giá mua nhà với lãi suất thấp nhất.
Nhân tố thứ hai liên quan đến xu hướng này là sự nhìn nhận có phần tiêu cực của người dân. Họ lo ngại lạm phát và tín dụng dồi dào sẽ khiến cho các khoản tiền tiết kiệm của họ mất giá trị. Việc mua bất động sản trở thành phương án tối ưu để giữ tiền trong thời kỳ khủng hoảng.
Bên bán cũng làm cho tình hình trầm trọng thêm. Thông thường, các công ty hoặc cá nhân sẽ bán các căn hộ sau khi đã hoàn tất để thu hồi vốn và mua những mảnh đất khác để đầu tư. Nhưng do thị trường vốn đang dồi dào lại có thể vay với lãi suất thấp, họ không cần phải vội vàng trong việc bán sản phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng nhà để bán không có nhiều, trong khi nhu cầu mua lại cao, khiến cho giá cả nhà đất ngày càng bị đẩy lên.
Tuy nhiên, xu hướng này sẽ tiêu tan khi ngân hàng quyết định ngừng cho vay vốn mua bất động sản. Trong trường hợp này, cả người bán và người mua đều chịu tổn hại. Do nguồn ngân sách mua nhà bị cắt, những người muốn mua nhà phải từ bỏ ý định mua nhà hoặc phải tìm những nhà hợp với túi tiền.
Các chủ đầu tư, do phải đối mặt với nguy cơ sụt giá do ế ẩm, sẽ phải thúc đẩy việc bán các căn hộ tồn đọng để có thể thu hồi vốn nhanh, dẫn đến việc giá nhà sụt nhanh mà vẫn không bán được. Doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn, thậm chí bị phá sản.
Nếu bong bóng bất động sản bị vỡ, Trung Quốc khó có thể ngăn chặn hậu quả quá lớn.
Theo TTXVN
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet