Trung Quốc: Các thành phố "ma" là minh chứng cho "bong bóng" BĐS
Thành phố Ordos là minh chứng hùng hồn về bong bóng nhà đất ở Trung Quốc đã nổ. Với cơn sốt bất động sản, nhiều người đã giàu lên nhanh chóng và “trắng tay” cũng nhanh không kém.
Ordos là thành phố hiện đại nằm trong khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc). Trung tâm thành phố Ordos hoành tráng với một bức tượng khổng lồ của các chiến binh vĩ đại Thành Cát Tư Hãn. Ordos được bao bọc bởi những tòa nhà lớn, sừng sững hai bên. Giữa quần thể rộng lớn, đủ đầy của Ordos, yếu tố duy nhất vắng bóng là con người.
Ordos giờ đây được gọi là thị trấn ma lớn nhất ở Trung Quốc. Hầu hết các tòa nhà trong thành phố đều dang dở hoặc không có người ở. Các khối căn hộ đầy đủ, dày đặc nhưng không ai mua.
Đây là ví dụ ngoạn mục cho hiện tượng chung tại nhiều thành phố Trung Quốc: cửa hàng không ai thuê, căn hộ không ai mua, khối văn phòng không ai màng đến.
Câu chuyện về thành phố "ma" Ordos bắt đầu khoảng 20 năm trước đây, với sự khởi đầu của một cuộc chạy đua khai thác than ở Mông Cổ. Các công ty khai thác tư nhân đổ dồn về đây, biến màu xanh lá cây của vùng đất thảo nguyên Nội Mông rộng lớn thành các hố khai thác than lộ thiên khổng lồ hoặc đường hầm dưới lòng đất.
Nông dân địa phương bán đất của mình cho các thợ mỏ và chủ lò, và ngay lập tức trở nên giàu có. Các đoàn xe tải không ngừng dày xéo những con đường. Thành phố Ordos khi đó phát triển mạnh mẽ như chính dòng tiền chảy vào nơi đây.
Và chính quyền thành phố cùng ra quyết định lớn khi lên kế hoạch xây dựng một đô thị mới cho hàng trăm ngàn cư dân nơi đây, với Genghis Khan Plaza ngay tại trung tâm Ordos.
10 năm sau mới thành phố Ordos vẫn chỉ là một thành phố mới, trống rỗng và lạnh lẽo.
Các chuyên gia tài chính phương Tây từng lo ngại về sự bùng nổ của bong bóng bất động sản Trung Quốc đã chỉ ra rằng, nền kinh tế Trung Quốc thực ra lại phụ thuộc vào xây dựng nhà ở nhiều hơn so với kinh tế Mỹ thời trước khi bong bóng cho vay dưới chuẩn bùng nổ năm 2007.
Nhiều chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã quá phụ thuộc vào tiền bán đất cho các nhà đầu tư. Trong con mắt của các nhà phê bình, sự bùng nổ nhà đất tại Trung Quốc đang thực sự trở thành một thảm họa.
Chính quyền Trung Quốc đã từng cảnh báo và có hành động chính thức để kiềm chế đầu cơ căn hộ trong hai năm qua. Tuy thế, các nhà bình luận kinh tế Trung Quốc dường như lại ít quan tâm đến vấn đề này hơn so với phương Tây. Họ vẫn tự tin rằng các nhà kỹ trị Trung Quốc với kinh nghiệm 30 năm lãnh đạo, thúc đẩy Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục như thời gian qua, cũng sẽ sớm có thể cân bằng cung và cầu trong thị trường nhà ở. Nhiều người vẫn quyết định đầu tư, mặc dù ngày giao nhà liên tục bị lùi.
Người dân Trung Quốc mới được phép mua và bán nhà ở tất cả trong vòng 25 năm trở lại đây. Nhu cầu dồn nén bấy lâu đang được thỏa mãn khi công cuộc đô thị hóa đã kéo hàng triệu người đổ xô lên các thành phố.
Hiện giờ, có mối lo khác trong hệ thống Trung Quốc. Ông Li là một ví dụ. Ông đã giàu lên khi hội đồng địa phương mua lại đất của gia đình ông và đầu tư ngay khoản tiền bồi thường vào các tổ chức tài chính tư nhân tại địa phương.
Đó là thực tế phổ biến ở Trung Quốc, nơi có thị trường chợ đen sôi động, cung cấp vốn vay cho các doanh nghiệp tư nhân không thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ ngân hàng nhà nước.
Công ty tài chính mà ông Li rót tiền vào tham gia đầu tư vào bất động sản, và trả cho ông lãi suất ở mức khoảng 40%/năm. Ông Li đã đầu tư tổng cộng lên tới trên 1 triệu USD vào những danh mục đầu tư như thế.
Trong hai năm đầu, các công ty tài chính cá nhân đã trả lãi đầy đủ, nhưng tới năm ngoái các lần thanh toán lãi suất bắt đầu thưa thớt. Sau đó, một công ty tài chính đã biến mất.
Câu chuyện này đã rất quen thuộc ở Trung Quốc khi nhiều nhà tài phiệt phải ra hầu tòa vì các gian lận tài chính khổng lồ. Wu Ying, người phụ nữ giàu thứ 68 của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với án tử hình vì những mô hình kinh doanh bà điều hành từ khi 20 tuổi.
Với ông Li, hiện ít nhất một nửa số tiền của ông đã bốc hơi. "Chúng tôi từng giàu có, còn bây giờ chúng tôi lại nghèo", ông Li chua xót nói.
Ordos giờ đây được gọi là thị trấn ma lớn nhất ở Trung Quốc. Hầu hết các tòa nhà trong thành phố đều dang dở hoặc không có người ở. Các khối căn hộ đầy đủ, dày đặc nhưng không ai mua.
Đây là ví dụ ngoạn mục cho hiện tượng chung tại nhiều thành phố Trung Quốc: cửa hàng không ai thuê, căn hộ không ai mua, khối văn phòng không ai màng đến.
Ordos là ví dụ về sự bong bóng nhà đất ở Trung Quốc đã thực sự nổ. |
Câu chuyện về thành phố "ma" Ordos bắt đầu khoảng 20 năm trước đây, với sự khởi đầu của một cuộc chạy đua khai thác than ở Mông Cổ. Các công ty khai thác tư nhân đổ dồn về đây, biến màu xanh lá cây của vùng đất thảo nguyên Nội Mông rộng lớn thành các hố khai thác than lộ thiên khổng lồ hoặc đường hầm dưới lòng đất.
Nông dân địa phương bán đất của mình cho các thợ mỏ và chủ lò, và ngay lập tức trở nên giàu có. Các đoàn xe tải không ngừng dày xéo những con đường. Thành phố Ordos khi đó phát triển mạnh mẽ như chính dòng tiền chảy vào nơi đây.
Và chính quyền thành phố cùng ra quyết định lớn khi lên kế hoạch xây dựng một đô thị mới cho hàng trăm ngàn cư dân nơi đây, với Genghis Khan Plaza ngay tại trung tâm Ordos.
10 năm sau mới thành phố Ordos vẫn chỉ là một thành phố mới, trống rỗng và lạnh lẽo.
Các chuyên gia tài chính phương Tây từng lo ngại về sự bùng nổ của bong bóng bất động sản Trung Quốc đã chỉ ra rằng, nền kinh tế Trung Quốc thực ra lại phụ thuộc vào xây dựng nhà ở nhiều hơn so với kinh tế Mỹ thời trước khi bong bóng cho vay dưới chuẩn bùng nổ năm 2007.
Nhiều chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã quá phụ thuộc vào tiền bán đất cho các nhà đầu tư. Trong con mắt của các nhà phê bình, sự bùng nổ nhà đất tại Trung Quốc đang thực sự trở thành một thảm họa.
Chính quyền Trung Quốc đã từng cảnh báo và có hành động chính thức để kiềm chế đầu cơ căn hộ trong hai năm qua. Tuy thế, các nhà bình luận kinh tế Trung Quốc dường như lại ít quan tâm đến vấn đề này hơn so với phương Tây. Họ vẫn tự tin rằng các nhà kỹ trị Trung Quốc với kinh nghiệm 30 năm lãnh đạo, thúc đẩy Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục như thời gian qua, cũng sẽ sớm có thể cân bằng cung và cầu trong thị trường nhà ở. Nhiều người vẫn quyết định đầu tư, mặc dù ngày giao nhà liên tục bị lùi.
Người dân Trung Quốc mới được phép mua và bán nhà ở tất cả trong vòng 25 năm trở lại đây. Nhu cầu dồn nén bấy lâu đang được thỏa mãn khi công cuộc đô thị hóa đã kéo hàng triệu người đổ xô lên các thành phố.
Nhiều người dân thường TQ đã đầu tư vào bất động sản và giờ thì trắng tay. |
Hiện giờ, có mối lo khác trong hệ thống Trung Quốc. Ông Li là một ví dụ. Ông đã giàu lên khi hội đồng địa phương mua lại đất của gia đình ông và đầu tư ngay khoản tiền bồi thường vào các tổ chức tài chính tư nhân tại địa phương.
Đó là thực tế phổ biến ở Trung Quốc, nơi có thị trường chợ đen sôi động, cung cấp vốn vay cho các doanh nghiệp tư nhân không thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ ngân hàng nhà nước.
Công ty tài chính mà ông Li rót tiền vào tham gia đầu tư vào bất động sản, và trả cho ông lãi suất ở mức khoảng 40%/năm. Ông Li đã đầu tư tổng cộng lên tới trên 1 triệu USD vào những danh mục đầu tư như thế.
Trong hai năm đầu, các công ty tài chính cá nhân đã trả lãi đầy đủ, nhưng tới năm ngoái các lần thanh toán lãi suất bắt đầu thưa thớt. Sau đó, một công ty tài chính đã biến mất.
Câu chuyện này đã rất quen thuộc ở Trung Quốc khi nhiều nhà tài phiệt phải ra hầu tòa vì các gian lận tài chính khổng lồ. Wu Ying, người phụ nữ giàu thứ 68 của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với án tử hình vì những mô hình kinh doanh bà điều hành từ khi 20 tuổi.
Với ông Li, hiện ít nhất một nửa số tiền của ông đã bốc hơi. "Chúng tôi từng giàu có, còn bây giờ chúng tôi lại nghèo", ông Li chua xót nói.
(Theo VEF)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet