Tranh chấp quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ
Hỏi: Tháng 3/2004 bố tôi có mua của hàng xóm 400m2 đất vườn (các hộ khu vực thôn tôi ở đều không có giấy chứng nhận QSDĐ vì đây là đất người dân tự khai hoang những năm 1980, hiện vẫn chưa được cấp sổ đỏ) bằng giấy viết tay, có xác nhận của trưởng thôn nhưng không có chứng thực của UBND xã.
Cách đây ba năm, gia đình tôi có xây dựng nhà xưởng cấp 4, hàng xóm bán đất không có ý kiến gì, chính quyền địa phương cũng không cản trở. Hiện khu đất này đang trong diện quy hoạch làm khu công nghiệp, gia đình hàng xóm kia muốn xin lại một nửa đất nhưng gia đình tôi không đồng ý (trước khi xây nhà xưởng gia đình tôi có ý cho họ chuộc lại một nửa đất nhưng họ không chuộc).
Năm 2010 gia đình tôi mua thêm 100m2 đất liền kề với 400m2 đất đã mua trước đó. 100m2 đất mua sau hiện vẫn đang bỏ không chưa xây dựng gì. Giờ gia đình hàng xóm viết đơn đòi lại toàn bộ 500m2 đất.
Xin hỏi, trong trường hợp này hàng xóm làm vậy là đúng hay sai? Nếu đưa ra tòa án thì tòa sẽ xử như thế nào? Mong sớm nhận được tư vấn của chuyên mục. Cảm ơn nhiều.
Flash ([email protected] )
Trả lời
Năm 2010 gia đình tôi mua thêm 100m2 đất liền kề với 400m2 đất đã mua trước đó. 100m2 đất mua sau hiện vẫn đang bỏ không chưa xây dựng gì. Giờ gia đình hàng xóm viết đơn đòi lại toàn bộ 500m2 đất.
Xin hỏi, trong trường hợp này hàng xóm làm vậy là đúng hay sai? Nếu đưa ra tòa án thì tòa sẽ xử như thế nào? Mong sớm nhận được tư vấn của chuyên mục. Cảm ơn nhiều.
Flash ([email protected] )
Trả lời
Theo quy định của pháp luật đất đai, tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất tranh chấp chưa được cấp giấy chứng nhận thì thẩm quyền giải quyết là UBND các cấp.
Theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để yêu cầu tổ chức hòa giải. Thời hạn tổ chức hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.
Trường hợp quá 30 ngày làm việc mà buổi hòa giải không được tổ chức, hoặc được tổ chức nhưng hòa giải không thành, theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai, các bên có thể nộp đơn đến chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết.
Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết. Quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành.
UBND các cấp sẽ căn cứ vào pháp luật đất đai, tình hình sử dụng đất tại địa phương cũng như xem xét các chứng cứ như nhận chuyển nhượng (mua bán) và hơn hết là ai đang trực tiếp và có nhu cầu sử dụng đất thì UBND các cấp sẽ căn cứ vào đó mà giải quyết.
Trân trọng.
Luật sư Huỳnh Văn Nông
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet